Tây An Cổ Tự – Ngôi chùa xưa đẹp nhất ở An Giang

Xứ Châu Đốc – An Giang nổi tiếng là vùng đất có nhiều ngôi chùa đẹp và linh thiêng. Trong đó không thể không nhắc đến chùa Tây An. Chùa Tây An còn được gọi là Tây An Cổ Tự – là một ngôi chùa Phật giáo, thuộc phái Bắc Tông tọa lạc tại ngã ba, dưới chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đặc biệt hơn, chùa còn là biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Nội dung chính

1. Tây An cổ tự nằm ở đâu?

Tây An cổ tự hay còn gọi là chùa Tây An, nằm ở chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Chùa Tây An mang dáng dấp của những ngôi chùa Ấn Ðộ, có kiến trúc hài hoà với cảnh trí thiên nhiên, tạo một vẻ đẹp lộng lẫy. Chùa là một trong cụm di tích ở chân núi Sam.

Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1847 bởi tổng đốc của An GiangHà Tiên lúc bấy giờ. Khi đó, chùa được lợp ngói, có tường gạch và nền đá xanh. Ban đầu, chùa có tên là Tây An tự với hàm ý trấn bờ cõi phía Tây được bình an.

Chùa Tây An cổ tự

2. Sự ra đời của chùa Tây An

Chùa Tây An (Tây An cổ tự) do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là Tổng đốc Nguyễn Nhật An xây dựng theo lời nguyện của ông khi được triều đình phái đi Cao Miên. Theo lời nguyện này, nếu ông đi thành công, khi về sẽ dựng một ngôi chùa thờ Phật tại chân núi Sam. Cất chùa xong bằng tre, ông thỉnh vị Hoà thượng đầu tiênNguyễn Văn Giác, pháp hiệu là Hải Tịnh đến trụ trì.

Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), chùa lại thỉnh thêm một vị Hoà thượng nữa tên là Ðoàn Minh Huyền, pháp hiệu là Pháp Tang đến trụ trì. Vị Hoà thượng sau này ngoài việc tu hành còn có tài làm thuốc trị bệnh cho nhân dân rất hiệu quả nên sau khi ông mất, đồng bào suy tôn hoà thượng với danh hiệu là Phật thầy Tây An. Danh hiệu này vẫn được nhân dân gọi đến ngày nay.

Chùa Tây An có lịch sử hình thành từ năm 1847

Chùa được sửa chữa nhiều lần theo thời gian trụ trì của các vị hoà thượng. Chùa kiến trúc theo kiểu Ấn Ðộ với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Chính điện là ngôi chùa chính giữa cao 18m, thờ tượng Phật Thích Ca, còn hai bên là lầu chiêng và lầu trống.

Trước chùa 3 vọng cửa: cửa giữa tam quan thờ tượng Phật Quan Âm, hai cửa hai bên có hai bảng đề “Tây An cổ tự”, bên trong tam quan là sân chùa có một cột cờ cao 16m. Dưới bậc thang chùa có đúc bạch tượng và hắc tượng, vai có đắp nổi hai vị thần tiên ngồi bên trên mặt trăng lưỡi liềm, hai bên là hai hành lang, phân biệt cho tín đồ nam nữ. Chùa theo phái Ðại thừa, có tới 11.270 tượng lớn nhỏ bằng gỗ.

Cổng Tam quan chùa Tây An

3. Đi lễ chùa vào thời gian nào

Tây An Tự có trên 160 năm tuổi, nên nó được xem là một ngôi chùa cổ. Vì vậy, tấm biển “Tây An Tự” ở cổng, từ lâu đã được sửa lại là “Tây An Cổ Tự” (trùng tên với Tây An Cổ Tự ở huyện Chợ Mới). Những vị sư trụ trì tại chùa này đều thuộc dòng phái Lâm Tế. Trong đó, Hoà thượng Thích Bửu Thọ là vị sư trụ trì lâu dài nhất 60 năm (1913 – 1973). Riêng “Thầy Tân An” đã được người đời nhắc nhỏ nhiều nhất, bởi trong thời gian “mở đạo dạy đời”, với thuyết “Tứ ân” (lấy ân Đất – Nước làm trọng) song song với chủ trương nhập thế (“Học Phật tu nhân”), nổi bật là việc khẩn hoang lập “trại ruộng”, di dân mở làng…

Chùa Tây An với kiến trúc tinh xảo, nổi bật

Thầy có công rèn luyện một lớp tu sĩ yêu nước đầy bản lĩnh. Trong “thập nhị hiền thủ” của thầy, ông Trần Văn Thành là một trong những người tiêu biểu, biết tận dụng chiếc áo nhà tu của mình để che mắt giặc, lập chiến khu chống Pháp ở Bãi Thưa (Láng Linh – Châu Phú). Vì vậy, mãi cho đến nay, dù đã trên 150 năm mà đức hạnh của vị thầy tu yêu nước ấy vẫn được người đời ngưỡng vọng.

Sự kết hợp giữa 2 lối kiến trúc Ấn Độ và Việt Nam

Do đó hàng năm, ngoài mùa trẩy hội (tháng 4 âm lịch), du khách từ khắp nơi tấp nập kéo về dự lễ hội Bà Chúa Xứ, tham quan lăng ông Nguyễn Văn Thoại và chiêm bái Tây An Cổ Tự… Cũng cứ đến ngày kỷ niệm Đức Phật thầy Tây An tịch diệt 12 tháng 8 âm lịch, những người mộ đạo hoặc ngưỡng kính công đức Ngài, đều rủ nhau đến lễ bái rất đông.

Tây An cổ tự lung linh vào buổi tối

Có thể nói danh lam Tây An Cổ Tự là một ngôi chùa xưa đẹp nhất của An Giang và nổi tiếng cả nước, bởi chính nó đã tô điểm, làm cho cảnh quan của núi Sam thêm phong nhã, khoáng đạt. Nơi đây khung cảnh thiên nhiên vô cùng đẹp và hữu tình, khiến khách chiêm bái không khỏi thích thú và cảm thấy thư thái. Chùa Tây An không chỉ có giá trị về nghệ thuật kiến trúc cổ xưa độc đáo, mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa – tín ngưỡng tốt đẹp, gắn liền với việc khai hoang, lập ấp của người dân An Giang xưa.

Tây An Cổ Tự – Ngôi chùa xưa đẹp nhất ở An Giang
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung