Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo

Dân gian có câu “Dù ai buôn xa bán xa/ 20 tháng Tám giỗ Cha thì về” để nói đến ngày giỗ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Hàng năm vào ngày 20/8 Âm lịch, tại Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo (số 68, Hạ Long, phường 2, TP.Vũng Tàu) đều tổ chức lễ giỗ Đức Thánh, là dịp để mọi người tưởng nhớ, ghi ơn một vị tướng tài của dân tộc.

Nội dung chính

1. Thời gian tổ chức Lễ giỗ

“ Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ” – câu nói này để nói đến ngày giỗ của cha là Đức Thánh Trần và của mẹ là Thánh mẫu Liễu Hạnh. Hàng năm vào ngày 20/8 Âm lịch, tại Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, TP. Vũng Tàu (số 68, Hạ Long, Phường 2) đều diễn ra lễ giỗ Quốc công tiết chế Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Đây là dịp để tưởng nhớ và ghi ơn một vị tướng tài của dân tộc, được đông đảo nhân dân và du khách đến tham dự. 

Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo

2. Trần Hưng Đạo – một vị Thánh trong tâm thức người dân Việt

Đức Thánh Trần là một hiện tượng đặc biệt trong đời sống văn hóa tâm linh dân gian của người dân Việt, đó là một minh chứng tiêu biểu về mối liên hệ giữa các yếu tố lịch sử và yếu tố dân gian trong các hiện tượng văn hóa của Việt Nam. Nhân dân thờ Trần Hưng Đạo không đơn thuần vì ông là vị tướng tài, mà vì ông là hiển Thánh, đã trở thành một vị Thánh trong tâm thức người dân Việt.

Đức Thánh Trần Hưng Đạo

Hưng Đạo Đại Vương là con An Sinh Vương Trần Liễu và bà Nguyệt phu nhân. Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Hưng Đạo gắn với cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nhân dân Đại Việt. Sinh thời, Hưng Đạo Đại Vương luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, chăm lo mối đoàn kết dân tộc, dạy tướng sĩ phải hòa thuận, trên dưới một lòng. Đại Vương mất ngày 20/8 năm Canh Tý (1300) tại dinh thự Vạn Kiếp nay thuộc xã Chí Linh (Hải Dương). Sau khi mất, ông đã được vua Trần phong tặng: “Thái sư thượng phụ quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương”, nhân dân đã tôn ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi. Hơn 700 năm qua, Hưng Đạo Đại Vương đã ngự trị trong tiềm thức của nhân dân như một người cha, một vị thánh của dân tộc bên cạnh mẫu Liễu Hạnh.

3. Lễ giỗ Đức Thánh Trần là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp

Hơn 700 năm qua, Hưng Đạo Đại Vương đã ngự trị trong tiềm thức của nhân dân như một người cha, một vị thánh của dân tộc. Ngày giỗ của Đại Vương, khắp đất nước, ở đâu có đền thờ Đại Vương, ở đấy đều tổ chức giỗ. Dịp này, nhân dân thập phương, bá tánh về, tập hợp dâng lễ vật và thắp hương để tưởng nhớ đến Đại Vương, vị anh hùng dân tộc.

Khuôn viên đền thờ

Đại lễ giỗ Đức Thánh Trần là dịp để đông đảo nhân dân tưởng nhớ công ơn vị tướng tài ba của dân tộc, ba lần đánh bại quân Nguyên Mông đem lại thái bình cho đất nước. Đây là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp được gìn giữ từ đời này sang đời khác tại nhiều địa phương trên cả nước. Vào dịp lễ hội, hàng vạn lượt khách thập phương và người dân địa phương cùng tham dự lễ khai mạc và lễ dâng hương.

4. Nghi thức tổ chức Lễ giỗ

Lễ giỗ được tổ chức với những nghi thức cúng tế truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa Việt, đã được gìn giữ từ đời này sang đời khác tại địa phương. Trong nghi thức chính lễ, các đại biểu, nhân dân và du khách đã cùng nhau ôn lại cuộc đời, sự nghiệp của một vị tướng tài, người anh hùng kiệt xuất của dân tộc đồng thời dâng hương, hoa, lễ vật tưởng nhớ Đức Thánh Trần. Cũng theo nghi thức truyền thống, những lễ vật dâng cúng sau đó được chia lộc thánh cho tất cả mọi người. Ngoài cúng Thánh, Đền còn tổ chức cúng hậu từ (những người xây đền đã mất) và chúng sinh.

Dâng lễ

Khác với một số địa phương, lễ giỗ Đức Thánh Trần tại TP. Vũng Tàu tuy không có phần hội, nhưng vẫn thu hút đông đảo du khách và cư dân địa phương. Ngày giỗ Đức Thánh chỉ có múa lân, không tổ chức các hoạt động hội khác, nhưng lễ cúng vẫn mang nét đẹp truyền thống, mỗi người đều mang mâm lễ gồm xôi, gà, heo, nhang, bông, trái cây… thành kính dâng Đức Thánh.

Ngày giỗ của Đại Vương, khắp đất nước, ở đâu có đền thờ Đại Vương, ở đấy đều tổ chức giỗ. Dịp này, nhân dân thập phương, bá tánh về, tập hợp dâng lễ vật và thắp hương để tưởng nhớ đến Đại Vương, vị anh hùng dân tộc.

Với niềm tin rằng tấm lòng quảng đại, nhân hậu, yêu thương dân như con, Đức Thánh Trần sẽ luôn hiển thánh trừ tà, hộ dân, hộ quốc an khang thịnh vượng. Lễ giỗ Đức Thánh Trần đã trở thành một hoat động tâm linh không chỉ thu hút đông đảo người dân Vũng Tàu mà còn cả người dân các địa phương khác.

Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung