Chùa Dạm – Nơi ghi dấu những vết tích hào hùng, oanh liệt về một vương triều Lý tôn sùng đạo Phật

Chùa Dạm là ngôi chùa cổ nằm trên núi Dạm thuộc địa phận xã Lãm Sơn Trung, tổng Lãm Sơn Nam, huyện Quế Dương (nay là xã Nam Sơn, huyện Quế Võ), tỉnh Bắc Ninh. Nơi đây ghi dấu những vết tích hào hùng, oanh liệt về một vương triều Lý tôn sùng đạo Phật. Với những giá trị còn lưu giữ sau gần 1000 năm, chùa Dạm trở thành địa điểm tâm linh Phật giáo không thể bỏ qua của các con hương đệ tự, du khách khi về xứ Kinh Bắc. Đây là trung tâm Phật giáo lớn và cũng là một trung tâm của thần thoại, cổ tích, dân ca và lễ nghi tín ngưỡng.

Nội dung chính

1. Vị trí chùa Dạm

Chùa Dạm, hay còn gọi là chùa Dạm thuộc xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Nơi đây cách trung tâm thành phố 7kmnằm vị trí phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Ninh

Chùa có nhiều tên gọi: Chùa Dạm, Lãm Sơn, “Cảnh Long Đồng Khánh”, “Thần Quang tự”. Hay chùa còn được gọi là chùa Bà Tấm. Chùa xưa tháp cũ giờ không còn nữa. Nhưng quy mô nền móng, cột đá chạm rồng, gạch, ngói, đá kè, chân cột… cũng đã khẳng định chùa Dạm là trung tâm Phật giáo, đại danh lam thời Lý. 

Chùa Dạm

2. Lịch sử chùa Dạm

Vào năm Quảng Hựu thứ I (1085), Nguyên phi nhà Lý Ỷ Lan đi dạo ở Đại Lãm Sơn, thấy nơi đây có núi sông cảnh đẹp và có ý muốn xây dựng tháp ở đó.

Đến năm Quảng Hựu thứ 2 (1086), triều đình nhà Lý ra lệnh xây dựng chùa. Năm sau, 1087, vua Lý Nhân Tông đến thăm ngôi chùa đang xây, mở tiệc, làm thơ “Lãm Sơn dạ yến”. Sau mười năm xây dựng, năm 1097 chùa Dạm mới hoàn thành. Chùa được vua ban tên chùa là Cảnh Long Đồng Khánh. Vua ban 300 mẫu ruộng tự điền (ruộng thuộc nhà chùa) để chùa có hoa lợi hương khói. Và bảy gia đình ở mé dưới núi được giao việc chuyên đóng – mở cửa chùa. 

Cột đá Chùa Dạm – Một tuyệt tác điêu khắc thời Lý

Trong thời gian dài sau đó chùa luôn được sự chiếu cố đặc biệt của triều đình. Vì vậy, chùa cũng được gia công mở mang quy mô. Vua Trần Nhân Tông từng đến thăm, ca ngợi thành thơ về bức tranh kiến trúc kế tiếp mười hai lớp này. Việc xây dựng có quy mô đồ sộ biểu hiện lòng tự tin đối với cơ đồ độc lập của Nhà nước. Mặt khác thể hiện sự đề cao Phật giáo và nhà vua.

3. Kiến trúc chùa Dạm xưa và nay

Chùa Dạm xưa

Nguyên bản chùa Dạm xưa có tới 100 gian

Đây cũng là nơi Nguyên Phi Ỷ Lan về tu hành vào lúc cuối đời

Sử sách ghi lại, chùa Dạm có quy mô kiến trúc to lớn, với 4 lớp nền giật cấp bám lấy độ cao của núi Dạm. Các lớp nền đều được kè đá tảng lớn để chống xói lở. Các vách đá của các lớp nền cao từ 5-6m, mỗi viên đá rộng 0,50-0,60m. Nối các tầng nền với nhau là các bậc thềm lát đá.

Trên các tầng nền hiện còn dấu tích gạch ngói thời Lý

Chúng có hoa văn hình rồng, phượng, sen dây, cúc dây. Những chân cột bằng đá (0,75m x 0,75m) chạm nổi những cánh sen rất nghệ thuật. Tại tầng nền thứ hai từ dưới lên (khoảng giữa cửa chùa) có 2 khối đất hình nấm nằm đối diện nhau. Chúng đều được kè đá chạm hoa văn hình sóng nước nhô cao (thủy ba). 

Nguyên bản chùa Dạm xưa có tới 100 gian

Chùa Dạm trăm gian thật rộng lớn

Dân gian lưu truyền rằng, ngôi chùa lớn đến mức, cứ sau ngày rằm hàng tháng người ta mới đóng cửa chùa. Bắt đầu từ xẩm tối đến lúc trăng lên cao mới đóng hết tất cả các cửa. Huyền tích kể lại là chùa trăm gian phải cần tới bảy gia đình dưới chân núi chuyên việc đóng mở cửa chùa hàng ngày.

Một hố khai quật tại chùa Dạm

Chùa Dạm nay

Chùa Dạm bị phá hủy hoàn toàn trong kháng chiến chống Pháp

Vì thế, ngày nay chùa chỉ còn lại những dấu tích: các lớp nền đá nguyên gốc, cột đá chạm hình rồng, gạch ngói, đất nung có chạm rồng và một số hình tượng các con thú bằng đất nung, giếng bống, pho tượng Hoàng Thái hậu Ỷ Lan và vua Lý Thánh Tông… 

Di vật trứ danh nhất ở chùa Dạm còn lại là một cột đá cao 5m

Kết cấu cột đá gồm hai phần: khối hộp vuông ở dưới gắn với lớp đá mạ và khối trụ tròn ở trên có đường kính 1,5m. Đây được xem là công trình điêu khắc kỳ vĩ. Với nghệ thuật chạm khắc đôi rồng đuôi giao nhau. Thân uốn lượn mềm mại quanh cột. Đầu rồng nghểnh cao chầu vào viên ngọc đạt đến mức độ tinh xảo.

Di vật trứ danh nhất ở chùa Dạm còn lại là một cột đá cao 5m

Toàn bộ tác phẩm điêu khắc cột đá chạm rồng chùa Dạm thể hiện sức mạnh tổng hợp của vương quyền và thần quyền nhà Lý. Đây là triều đại đầu tiên đặt nền móng cho kỷ nguyên dân tộc tự chủ và hưng thịnh về mọi mặt. 

Quang cảnh phế tích chùa Dạm

Hình tượng cột tròn đặt trên bệ nổi hình sóng nước còn là Linga và Yoni

Chúng là hai sinh thực khí biểu tượng phồn thực trong phật giáo Ấn Độ. Đây chính là minh chứng cho sự giao thoa văn hóa giữa văn hóa Chămpa và Đại Việt xưa. Và đây có lẽ cũng là ngôi chùa duy nhất ở miền Bắc có biểu tượng này. Dấu tích đặc biệt nữa là chiếc giếng cổ, gọi là giếng Bống. Tương truyền, cô Tấm trong câu chuyện cổ tích Tấm Cám của người Việt xưa đã nuôi cá Bống tại chiếc giếng này.

Chùa Dạm ngày nay chỉ còn lại những dấu tích

Ngòi Con Tên

Phía trước chùa có Ngòi Con Tên mà tương truyền được đào nối liền núi Đại Lãm với sông Đuống để vận chuyển vật liệu xây dựng chùa Dạm. Ngòi Con Tên còn gắn với huyền thoại là dấu tích của mũi tên của tướng quân Cao Biền từ đỉnh núi Dạm về phía nam làm đứt đầu con Rùa (núi con Rùa).

Nếu bạn đến thăm tận nơi núi con Rùa vẫn còn dấu vết đá cuội và rỉ nước có màu đỏ như máu chảy từ trong núi Rùa. Nay ngòi Con Tên tuy không thông với sông Đuống nữa nhưng vẫn tạo thế núi, thế sông tuyệt mỹ cho ngôi chùa.

Hiện vật kiến trúc cao cấp tìm thấy tại chùa Dạm

Không để quốc đại cổ tự hùng vĩ xưa hoang hóa thành phế tích. Vào tháng 8 năm 2015, tỉnh Bắc Ninh phối hợp các nguồn vốn xã hội hóa quyết định xây mới chùa Dạm dựa trên tinh thần đại danh thắng xưa.

Chùa Dạm – Hạng mục chùa chính mới được phục dựng

4. Lễ hội chùa Dạm

Lễ hội của chùa Dạm Bắc Ninh được tổ chức vào 3 ngày, từ mùng 7 đến mùng 9 tháng 9 âm lịch hàng năm. Trong đó ngày lễ chính được tổ chức vào ngày mùng 8 thu hút đông đảo du khách tới trẩy hội. Trong những ngày này, 4 làng quanh chùa Dạm đều tất bật, tưng bừng mở lễ hội. 

Nổi bật trong phần lễtục rước kiệu thành hoàng làng lên chùa Dạm yết kiến Thánh Mẫu (hay Vua bà Ỷ Lan). Lễ vật dâng lên Thánh Mẫu bao giờ cũng phải có bánh chưng, bánh dày. Sau đó, kiệu của làng nào được rước về đình của làng đấy. Tiếp tục tế lễ và mở hội.

Phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều trò chơi dân gian như đấu vật, cà kheo, thi dệt vải, thi nấu cỗ,… Và không thể thiếu những làn điệu quan họ mê đắm lòng người của các liền anh liền chị xứ Kinh Bắc.

Nơi đây ghi dấu những vết tích hào hùng, oanh liệt về một vương triều Lý tôn sùng đạo Phật

Chùa Dạm là một trong những di tích Phật giáo có tuổi thọ lâu đời tại nước ta. Nơi đây ghi dấu những vết tích hào hùng, oanh liệt về một vương triều Lý tôn sùng đạo Phật. Với những giá trị còn lưu giữ sau gần 1000 năm, chùa Dạm trở thành địa điểm tâm linh Phật giáo không thể bỏ qua của các con hương đệ tự, du khách khi về xứ Kinh Bắc.

Chùa Dạm – Nơi ghi dấu những vết tích hào hùng, oanh liệt về một vương triều Lý tôn sùng đạo Phật
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung