Lễ hội đền Đô – Tiếng gọi cội nguồn

Lễ hội đền Đô là một lễ hội nổi tiếng mang đậm bản sắc dân tộc được tổ chức hàng năm tại thôn Ðình Bảng, xã Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Đây là lễ hội mang đậm âm vang tiếng gọi cội nguồn nhằm kỷ niệm ngày vua Lý Công Uẩn đăng quang, khai mở cho một vương triều hưng thịnh và phát triển quốc gia Đại Việt rực rỡ.

Nội dung chính

1. Lịch sử Đền Đô

Đền Đô là một ngôi đền lớn tại xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XI, đánh dấu mốc thời gian lịch sử khi Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế thành lập nước Đại Việt sau đó về thăm lại quê hương. Theo truyền thuyết kể lại thì ngôi đền vốn là một căn nhà lớn được xây để đón tiếp nhà vua, sau khi vua Lý Công Uẩn băng hà thì con trai ông đã cho sửa lại căn nhà đó thành ngôi đền để thờ cúng vua lý Thái Tổ và tất cả các vị vua thời Lý sau khi băng hà.

Đền Đô Bắc Ninh

Ngôi đền có diện tích khoảng 31 nghìn ha, đã trải qua rất nhiều lần trùng tu và sửa chữa bởi tàn phá của chiến tranh. Sau nhiều lần tu bổ ngôi đền vẫn giữ được hình dáng và kiến trúc cổ kính khi xưa với những bức tượng và trần nhà được chạm khắc tinh xảo. Kiến trúc của ngôi đền được thiết kế rất hòa hợp với thiên nhiên thoáng đãng nơi đây. Hiện nay đền thờ 8 vị vua thời Lý từ vua Lý Thái Tổ tới vua Lý Huệ Tông.

Đền Đô nguyên là Thái Miếu nhà Lý do Lý Thái Tổ khởi dựng năm 1019. Thái miếu là miếu thờ “Hồn thiêng sông núi” của đất nước. Thái miếu nhà Lý còn gọi là Cổ Pháp điện, đền bản hương Cổ Pháp mang tính chất thờ nước. Vì thế từ xưa hàng năm bộ Lễ phải về đứng chủ tế.

2. Thời gian, địa điểm, ý nghĩa của lễ hội Đền Đô

Thời gian diễn ra Lễ hội Đền Đô

Lễ hội Đền Đô diễn ra trong 3 ngày (từ 14 – 16 tháng 3 âm lịch) nhưng chính hội là ngày 16/3 – ngày vua Lý Thái Tổ lên ngôi, có lễ trình thánh, rước kiệu long trọng.

Địa điểm tổ chức lễ hội Đền Đô

Lễ hội đền Đô được tổ chức hàng năm tại làng Ðình Bảng, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đây là lễ hội lớn của quê hương Bắc Ninh-Kinh Bắc.

Lễ hội Đền Đô

Ý nghĩa của lễ hội Đền Đô

Lễ hội Đền Đô nhằm tưởng nhớ công ơn của Vua Lý Công Uẩn, người đã lập ra vương triều nhà Lý, vương triều phát triển văn minh và sung túc nhất trong các triều đại phong kiến nước ta. Lễ hội nhắc lại không khí hào hùng của nước ta thời bấy giờ, cũng như giáo dục thế hệ trẻ ngày nay về đạo lý uống nước nhớ nguồn, nhớ về cội nguồn dân tộc.

Đây là ngày hội lớn thu hút nhiều khách hành hương, thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua Lý. Đó cũng là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân xã Đình Bảng tự nguyện lưu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Lễ hội Đền Đô nhằm tưởng nhớ công ơn của Vua Lý Công Uẩn

3. Nét đặc sắc của lễ hội Đền Đô

Lễ hội Đền Đô thường được diễn ra  từ 14 đến 16-3 Âm lịch, nhằm tưởng nhớ công ơn của Vua Lý Công Uẩn, người đã lập ra vương triều nhà Lý, vương triều phát triển văn minh và sung túc nhất trong các triều đại phong kiến nước ta. Lễ hội nhắc lại không khí hào hùng của nước ta thời bấy giờ, cũng như giáo dục thế hệ trẻ ngày nay về đạo lý uống nước nhớ nguồn, nhớ về cội nguồn dân tộc.

Không khí trang nghiêm của lễ hội Đền Đô

Phần lễ

Điểm đặc sắc nhất trong lễ hội Đền Đôđoàn rước kiệu với quy mô cực “khủng” lên tới hơn 2000 người khởi hành từ lúc 7 giờ sáng tại chùa Ứng Thiên Lâm đi về Đền Đô. Đi đầu đoàn rước kiệu là đội múa lân, rồng thể hiện hào khí oai hùng của dân tộc, tiếp sau đó là hình ảnh ba vị võ tướng uy nghi cởi trần đóng khố tay cầm chùy bằng đồng và sau cùng là hàng trăm binh lính hộ tống kiệu Đức Thánh Mẫu và kiệu Các vua thời Lý. Tất cả được thực hiện một cách nghiêm chỉnh thể hiện lòng thành kính với những bậc thánh nhân.

Đoàn rước với quy mô cực khủng: 2000 người

Phần hội

Sau phần lễ trang trọng là phần hội với rất nhiều hoạt động đặc sắc. Đầu tiên phải kể đến các trò chơi dân gian truyền thống như: cờ người, đấu vật, thổi cơm, đi cầu khỉ, bắt vịt,…người dân và du khách thập phương tham gia rất hào hứng và còn có thể nhận được những phần quà thú vị từ BTC. Bên cạnh đó là những tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc quê hương như: Hát quan họ, hát chầu văn, biểu diễn cải lương,…

Để đảm bảo lễ hội Đền Đô được diễn ra thuận lợi, chính quyền địa phương tổ chức đội ngũ an ninh, bảo vệ đông đảo và chuyên nghiệp gồm công an tỉnh Băc Ninh và các lực lượng dân quân, dân phòng sẵn sàng ứng phó các trường hợp có thể xảy ra.

Trảy hội Đền Đô, du khách có cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc, đặc biệt lịch sử triều Lý và được tham quan khu “Sơn lăng cấm địa” – một di tích lịch sử mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc gồm 11 lăng là nơi an nghỉ cuối cùng của các vị vua triều Lý: Lăng vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông, Lý Chiêu Hoàng, lăng Phát tích (thờ bà Phạm Thị) và lăng Nguyên Phi Ỷ Lan.

Trảy hội Đền Đô, du khách có cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc

Lễ hội Đền Đô là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân Đình Bảng tự nguyện lưu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Với những giá trị văn hoá lịch sử truyền thống, lễ hội Đền Đô như tiếng gọi cội nguồn nhắn nhủ các thế hệ mai sau hãy biết trân trọng và gìn giữ tinh hoa cha ông bao đời xây đắp.

Lễ hội đền Đô – Tiếng gọi cội nguồn
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung