Nét văn hoá Việt thuần khiết và trong sáng, đa dạng và vô cùng độc đáo ở tranh Đông Hồ

Bắc Ninh không chỉ là nơi có tiềm năng văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc mà còn là vùng đất được nhắc đến như cái nôi của làng nghề làm tranh dân gian Đông Hồ. Hãy cùng tìm hiểu những nét văn hoá Việt thuần khiết và trong sáng, đa dạng và vô cùng độc đáo ở tranh Đông Hồ nhé!

Nội dung chính

1. Làng tranh dân gian Đông Hồ nằm ở đâu

Làng tranh Đông Hồ nằm bên bờ sông Ðuống, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Làng tranh nằm cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng 16km.

Làng tranh Đông Hồ

2. Đôi nét về tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia, tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới.

Tranh Đông Hồ

Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở chất giấy in và màu sắc. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn – hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó.

Bức tranh đám cưới chuột nổi tiếng

Đôi khi những bức tranh Đông Hồ còn được những nghệ nhân trang trí kèm theo những từ chỉ dẫn hoặc những tứ thơ tình tứ, lãng mạn. Cứ bóc tách từng lớp nang văn hoá hiện trên mỗi bức tranh Đông Hồ cũng đủ cho chúng ta thấy vốn liếng văn hoá Việt thuần khiết và trong sáng, đa dạng và vô cùng độc đáo.

Trải nghiệm tại làng tranh Đông Hồ

3. Quy trình làm tranh dân gian Đông Hồ

Sáng tác mẫu và tạo bản khắc gỗ: mỗi mẫu sẽ có 2- 5 bản khắc gỗ khác nhau tùy theo màu sắc của từng mẫu. Đây là công đoạn khó nhất đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao.

Sáng tác mẫu và tạo bản khắc gỗ

Chuẩn bị giấy Dó 

Cái làm nên nét đặc sắc độc đáo của tranh Đông Hồ chính là chất liệu làm tranh, được chế biến thủ công từ các nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên: Giấy làm từ cây dó, màu đỏ từ gạch non, màu vàng từ hoa điệp vàng, màu đen từ lá tre đốt, màu trắng được nghiền từ vỏ sò, ốc…

Để có được tờ giấy dó hoàn chỉnh, người ta phải chọn lựa từng loại vỏ Dó được lấy từ trên rừng về, rồi trải qua nhiều công đoạn phơi, ngâm, giã nhuyễn, hòa bột vào bể seo, seo giấy, ép kiệt nước, phơi khô, đóng xén thành phẩm. Cuối cùng là quét hồ điệp.

Chuẩn bị giấy Dó

In tranh 

Màu sắc trong tranh Đông Hồ5 màu chủ đạo hoàn toàn tự nhiên: màu đỏ lấy từ gạch non, vàng từ hoa hòe, đen từ than lá tre, xanh từ lá tràm, trắng từ vỏ sò điệp. Thường để in một tranh cần phải có 5 bản khắc, in trong 5 lần.

Nghệ nhân làng tranh Đông Hồ đang pha màu

Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp. Màu sắc sử dụng trong tranh đông hồ Bắc Ninh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang), v.v.

Vẽ tranh Đông Hồ đòi hỏi sự khéo léo, và niềm đam mê

Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thường thường tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 5 màu mà thôi.

In tranh

Trên cơ sở những màu sắc cơ bản ấy người dân đã tạo thêm nhiều màu sắc khác nhau từ việc trộn lẫn các màu để vẽ lên các tác phẩm tuyệt vời.

Phơi tranh 

Sau khi tranh đã in xong sẽ được phơi cho khô.

Để hoàn thành một sản phẩm, không kể khâu khắc tranh trên bản gỗ, có sẵn giấy và màu, người làm tranh phải rất công phu, cẩn thận trong từng giai đoạn: sơn hồ lên giấy, phơi giấy cho khô hồ, quết điệp rồi lại phơi giấy cho khô lớp điệp, khi in tranh phải in từng màu lần lượt, nếu có 5 màu thì 5 lần in, mỗi lần in là một lần phơi… Cứ thế, dưới ánh sáng mặt trời lấp lánh từng hình ảnh, đường nét của cảnh sắc thiên nhiên, nếp sinh hoạt của người dân, những hình ảnh của cuộc sống thường ngày … như “bừng” sáng trên giấy dó. 

Phơi tranh

Mọi giai đoạn đều thật công phu nên đòi hỏi người làm tranh luôn cẩn trọng, cầu kỳ, chú ý đến từng chi tiết nhỏ để có được một bức tranh đẹp.

Phòng trưng bày tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ có được sức sống lâu bền và có sức cuốn hút đặc biệt với nhiều thế hệ con người Việt Nam cũng như du khách nước ngoài cũng bởi những đề tài trên tranh phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc, giản dị, gần gũi gắn liền với văn hoá người Việt. Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đã giải thích về ý nghĩa của việc dùng màu sắc sao cho phù hợp với mỗi đề tài khác nhau: nền màu đỏ cho tranh đánh ghen để lột tả được cái nóng giận bực bội ngột ngạt của không khí lúc đó, nền màu vàng cho cảnh vui tươi tràn ngập sắc xuân trên các bức tranh ngày tết, nền màu hồng nhạt cho tranh làng quê yên bình …

Nét văn hoá Việt thuần khiết và trong sáng, đa dạng và vô cùng độc đáo ở tranh Đông Hồ
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung