Tới chùa Dâu, lắng nghe truyền thuyết kỳ bí về ngôi chùa

Chùa Dâu Bắc Ninh được biết đến là ngôi chùa cổ được hình thành sớm nhất tại nước ta. Đây là một trong những công trình di tích lịch sử tín ngưỡng đánh dấu sự khởi nguồn của đạo Phật ở Việt Nam. Chính vì vậy, ngôi chùa thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến hành hương chiêm bái, vãn cảnh và tìm hiểu về những giá trị lịch sử quý giá.

Nội dung chính

1. Truyền thuyết kỳ bí về ngôi chùa Dâu

Sau khi ra đời tại Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI TCN, Phật giáo theo các các nhà sư và thương gia nước này này du nhập truyền bá vào nước ta. Đạo Phật vốn hòa nhập với sự giao lưu tiếp biến trong văn hóa và phong tục của người Việt và được nhân dân nhanh chóng đón nhận.

Chùa Dâu được xây dựng trong những buổi đầu Công Nguyên, được cho là vào khoảng thế kỷ II, muộn nhất là vào thể kỷ III, trong khoảng thời gian Sĩ Nhiếp cai trị vùng quận Giao Châu, thủ phủ Kinh Bắc. 

Toàn cảnh chùa Dâu

Truyền thuyết về chùa Dâu được lưu truyền trong dân gian rằng:

Xưa kia có gia đình ông bà Tu Định, ở Làng mèn (Mã Xá) giàu lòng nhân đức, mến mộ phật giáo. Họ đã gửi người con gái duy nhất tên Man Nương đến chùa Linh Quang (Tiên Du, Bắc Ninh) tu đạo và giúp đỡ nhà chùa quét dọn, lấy củi, nấu nướng… Tại chùa có thiền sư Khâu Đà La là một vị cao tăng tinh thông pháp thuật, ai cũng kính nể, tôn thờ. 

Một ngày sau khi đã dọn dẹp xong mọi việc trong chùa, Man Nương mệt quá đã ngủ thiếp đi bên bậu cửa. Lúc nhà sư Khâu- Đà- La tụng kinh xong, quay trở về phòng nghỉ. Nhà sư không muốn đánh thức nàng nên đã bước qua. Không ngờ “Nhân thiên hợp khínàng đã hoài thai và sinh con vào ngày mồng tám tháng tư âm lịch. Bé gái sinh ra có hương thơm ngào ngạt, mây ngũ sắc và ánh hào quang chiếu sáng khắp nơi. Nhà sư nhận lấy đứa bé, bế đến trước một gốc cây dung thụ trong chùa, gõ gậy vào thân cây và niệm chú. Bỗng nhiên, cây dung thụ liền tách ra làm đôi, nhà sư đặt đứa bé vào trong, rồi cây tự nhiên khép lại như cũ.

Trong một đêm mưa to gió lớn, cây dung thụ đổ xuống và trôi theo sông Dâu. Trong đêm đó, thái thú Sĩ Nhiếp đã mơ thấy thần nhân đến báo mộng xin được tạc tượng. Sĩ Nhiếp đã sai quân lính vớt cây dung thụ lên nhưng bao nhiêu người cũng không kéo nổi. Chỉ khi bà Man Nương đưa dải yếm lôi lại thì mới được. Thái thú cho người đi tìm thợ tài, khéo về tạc được bốn pho tượng. Tương truyền khi tạc bốn ngôi tượng đã thấy mây, mưa, sấm, chớp nổi lên. Vì vậy mà các tượng mới có tên là Pháp Vân – Pháp Vũ – Pháp Lôi – Pháp Điện. Bốn bức tượng được đặt thờ tại bốn ngôi chùa khác nhau ở trên cùng một khu vực là Chùa Dâu, Chùa Đậu, Chùa Dàn, Chùa Tướng.

Chùa Dâu Bắc Ninh

Ngoài ra thì còn có truyền thuyết về sự tích chùa Dâu như sau: Mạc Đinh Chi là người hết lòng yêu thương mẹ nhưng mẹ ông bị bắt giam. Khi nhà vua yêu cầu xây một ngôi chùa tháp chín tầng, cầu chín nhịp, chùa trăm gian, ông đã làm ngay bằng vàng mã. Cuối cùng mẹ ông được thả, ăn mừng ông đã xây dựng chùa như nay. Cũng có ghi chép rằng Mạc Đĩnh Chi theo lệnh Vua Trần Anh Tông tu sửa, kiến thiết lại chùa thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp.

2. Lịch sử chùa Dâu Bắc Ninh

Là ngôi chùa có lịch sử lâu đời, gắn liền với những nét văn hoá đặc sắc, chùa được phong tặng danh hiệu di tích lịch sử vào năm 1962, là địa điểm thu hút nhiều du khách.

Chùa Dâu được xây dựng vào năm 187, hoàn thành năm 226, trải qua nhiều triều đại chùa được tu sửa và vẫn giữ được nguyên nét cổ kính đến ngày hôm nay. Trải qua nhiều biến cố nhưng chùa vẫn đứng hiên ngang, là nhân chứng về lịch sử giữ nước của nhân dân ta.

Ngôi chùa xây dựng năm 187

3. Kiến trúc chùa Dâu

Chùa Dâu ở Bắc Ninh có một vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân, luôn được các triều đại phong kiến trùng tu, xây dựng.

Kiến trúc của chùa cho đến ngày hôm nay vẫn giữ nguyên kết cấu “nội công ngoại quốc”. Bao gồm các hạng mục: Cổng tam quan, Tiền thất, Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện, Hậu đường, tháp Hòa Phong với diện tích hơn 177m2. Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính là Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện. Bên cạnh đó là các công trình phụ trợ: nhà Mẫu, nhà Tổ, nhà khách, vườn tháp, ao chùa, tường bao 4 hướng hình chữ Quốc…

Tiền thất gồm 7 gian, 2 chái là nơi bày một số bàn ghế để khách sắp lễ trước khi vào lễ Phật.

Qua cổng tam quan, ta thấy được Tiền đường, thiêu hương, thượng điện được xây dựng theo từng nấc cao dần. 

Kiến trúc chùa Dâu

Tiền đường chùa Dâu rộng nhất, gồm 7 gian, 2 chái được trổ chạm nổi những hoa văn hình mây lá, tứ linh, tứ quý, triện dây. Ở gian giữa có 2 thành đá chạm hình rồng rồng theo phong cách nghệ thuật thời Trần. Nơi đây thờ Hộ Pháp, Đức Ông, Đức Thánh Hiền, Bát Bộ Kim Cương.

Thiêu hương gồm 3 gian nối Tiền đường và Thượng Điên. Nơi đây thờ Tam Bảo, hai bên xung quanh có tượng Thập điện Diêm Vương. Tượng Thái tử Kỳ Đà và Mạc Đĩnh Chi nằm đối diện nhau phía cuối tường.

Cao nhất là Thượng điện gồm 1 gian, 2 chái được tạo khối như bông sen. Ở chính giữa thờ tượng Bà Dâu (Pháp Vân) cao 185cm. 

Bên trái là tượng Bà Đậu (Pháp Vũ) cao 128cm được rước qua thờ tại chùa Dâu do chùa Đậu bị phá huỷ thời kháng chiến chống Pháp. Ngoài ra còn có tượng Kim Đồng, Ngọc Nữ, Chúa Đen, Chia Trắng, Thạch Quang Phật và tượng vị tổ sư Tì- ni- da- lưu- chi được bố trí cân xứng, hài hòa. 

Ban thờ Pháp Vân (bà Dâu) tại thượng điện chùa Dâu

Gian thờ nhà Hậu phía sau bố trí các pho tượng Bồ tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng theo kết cấu tiền phật hậu thần. Ở đây lưu giữ 2 bộ ván khắc kể về sự tích Man Nương cùng quá trình xây dựng chùa. Thông với khu nhà Hậu là hai dãy hành lang chạy dài, được bố trí bở 18 pho tượng Thập Bát La Hán. 

Tháp Hòa Phong uy nghi nằm tại phía sân trước nhà Tiền đường. Theo thời gian, tháp chỉ còn lại 3 tầng, cao 17m. Bên trong lòng tháp rỗng, dưới tầng thấp nhất có đặt bốn bức tượng Tứ Trần. Phía trên có treo quả chuông đúc năm đầu vua Cảnh Thịnh (1793) nhà Tây Sơn. 

Tháp Hòa Phong sừng sững giữa sân chùa Dâu

4. Chùa Dâu Bắc Ninh có gì đặc biệt hơn những ngôi chùa khác

Điều đặc biệt khiến hằng năm Bắc Ninh đón tiếp rất nhiều du khách nô nức về trẩy hội chùa Dâu chắc phải kể đến sự đóng góp của những pho tượng phật cổ quý có đường nét thiết kế chạm khắc tinh xảo thuở xa xưa để lại.

Quần thể tượng phật nơi đây sẽ khiến du khách tham quan chùa Dâu phải mãn nhãn với những gì mà mình được tận mắt nhìn thấy, tận tay sờ nắn. Từ những năm chùa Đậu bị cháy, tượng bà Đậu và các vị la hán cũng được di dời về nơi đây, bổ sung vào kho tàng tượng phật chùa Dâu ngày càng phong phú. Đặc biệt phải kể đến tượng bà Dâu, bà Đậu, tượng Hộ pháp, 8 vị Kim Cương và còn rất nhiều pho tượng như 18 vị la hán, tượng phật bà quan âm, đây đều là những cổ vật quý giá và mang giá trị tâm linh sâu sắc. 

Ngôi chùa cổ xưa

Chùa Dâu Bắc Ninh là điểm đến hấp dẫn dành cho mọi du khách. Chúc bạn sẽ có chuyến đi ý nghĩa, tìm hiểu được những nét văn hoá cùng lịch sử lâu đời khi ghé thăm chùa Dâu.

Tới chùa Dâu, lắng nghe truyền thuyết kỳ bí về ngôi chùa
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung