Nét đặc sắc trong Lễ hội Lồng Tồng ở Hà Giang

Lễ hội Lồng Tồng (Lễ hội xuống đồng) là một trong những lễ hội đặc sắc của dân tộc Tày, Nùng sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là tại Hà Giang. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn một trong những lễ hội rất nổi tiếng tại các tỉnh vùng núi phía Bắc này nhé.

Nội dung chính

1. Lễ hội Lồng tồng được tổ chức vào thời gian nào

Lễ hội Lồng Tồng được diễn ra vào dịp tháng Giêng, thường là vào ngày mùng 4 đến ngày 25. Lễ hội tổ chức tại các huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa, Na Hang (của Tuyên Quang), huyện Định Hóa (Thái Nguyên) và huyện Ba Bể ( Bắc Kạn). Tùy theo phong tục của từng địa phương mà tổ chức khác ngày nhau và thời gian thường kéo dài trong 3 ngày.

2. Giới thiệu đôi nét về Lễ hội Lồng Tồng

Lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là Hội xuống đồng, Oóc tồng là một trong những lễ hội nổi tiếng của đồng bào dân tộc Tày và cũng là nét văn hóa đặc trưng của tộc người Nùng, Dao, Sán Chỉ. Lễ hội mang dấu ấn tín ngưỡng phồn thực, là hoạt động tín ngưỡng cầu mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu. Lễ hội được khởi nguồn từ trong cộng đồng của người Tày và thường được tổ chức ở những ruộng đất tốt nhất, to nhất trong bản làng.

Lễ hội Lồng Tồng

Hàng năm, bắt đầu từ mùng 4 đến mùng 10 tháng Giêng, bà con lại nô nức kéo nhau xuống các cánh đồng để thực hiện các nghi thức truyền thống với mong ước về một năm mới mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

3. Công tác chuẩn bị cho lễ hội

Lễ hội Lồng Tồng là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của đồng bào vùng cao, chính vì vậy mà công tác chuẩn bị cho lễ hội được mọi người chuẩn bị rất chu đáo và cẩn thận. Trước ngày hội thì tất cả các gia đình trong bản đều quét dọn nhà cửa, đường xá sạch sẽ và chuẩn bị nhiều lương thực để đón khách đến với gia đình. Vào ngày lễ hội, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ theo khả năng của từng gia đình và phô bày sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ trong việc nội trợ.

Làm lễ

Mâm cúng đầy đủ có gà luộc, bánh chưng, thịt lợn, trứng luộc nhuộm phẩm màu, xôi đỏ và xôi vàng tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời, âm dương thể hiện những mơ ước, khát vọng cuộc sống ấm no, sinh sôi nảy nở của người dân gửi gắm. Ngoài ra, trên mỗi mâm cỗ đều có các món ăn truyền thống  như bánh chưng, bánh giầy, chè lam, bánh hình bông hoa nhiều màu sắc.

Đối với các lễ vật cúng tế được người dân chuẩn bị rất chu đáo, được lựa chọn nguyên liệu, khéo léo nấu nướng và trang trí cầu kì đẹp mắt. Bánh khảo, bánh bóng, bánh chưng được làm khéo léo, gà cúng lựa chọn là gà sống thiến béo có chân, đầu và mào đỏ đẹp, lợn đen cúng tế phải từ 50 kg trở lên.

4. Các nghi thức tiến hành phần lễ

Mở đầu lễ hội, người ta chọn ra một người đàn ông có uy tín trong cộng đồng, hoàn cảnh gia đình tốt và là người cày giỏi nhất, đại diện cho người dân trong bản cày đường cày đầu tiên như một sự lấy may, suôn sẻ cho vụ mùa của năm đó.

Sau nghi lễ này, người ta sẽ chọn một mảnh ruộng đẹp nhất để đặt bàn thờ, trên bày biện nhiều lễ vật như: Thịt, rượu, các loại bánh, xôi ngũ sắc tượng trưng cho trời đất, âm dương. Theo tục lệ, hằng năm, mỗi thôn sẽ có 4 gia đình được “ra mâm”, tức là được bày mâm và cử hành lễ cúng trời đất, thần linh tại lễ hội. Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện của từng gia đình mà mâm cỗ to hay nhỏ, nhưng thường phải đủ thịt gà, thịt lợn, xôi, trứng…

Lễ xuống đồng

Sau một hồi chiêng trống, chủ lễ và đại diện các thôn bản, gia đình tiến hành làm lễ cầu mùa. Chủ lễ phải là người được lựa chọn, tiếp nối truyền thống từ những người đi trước, đồng thời được dân làng kính trọng. Chủ lễ đại diện cho dân làng, đọc các bài khấn với nội dung cầu mong thần thánh phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, muôn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu, cuộc sống của người dân no đủ, sung túc, nhà nhà hạnh phúc… Tiếp đó, chủ lễ sẽ tiến hành vẩy “nước thần” – được các sơn nữ trẻ, đẹp nhất bản lấy từ đầu nguồn con suối, lên những người tham dự để được may mắn cả năm.

5. Phần hội

Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian như: Đánh yến, đánh quay, ném còn, kéo co, đẩy gậy, thi cày ruộng, hát đối đáp…, trong đó, hấp dẫn hơn cả là thi ném còn. Để chiến thắng, người chơi phải ném quả còn trúng vòng tròn được treo trên ngọn tre cao vút.

Trò ném còn

Người Tày, Nùng ở Hà Giang quan niệm, nếu quả còn trúng đích khiến miếng vải bọc trên đó bị rách thì năm đó dân bản được thần thánh ban ơn, mọi việc đều may mắn, suôn sẻ. Nếu không, năm đó dân bản sẽ gặp nhiều điều không hay. Song song với đó là màn thi cày của các thanh niên nhằm tìm ra người cày giỏi nhất, nhanh nhất.

Thi cấy lúa

Ngoài ra, lễ hội Lồng Tồng còn là nơi để các chàng trai, cô gái gặp gỡ, giao duyên qua những điệu hát then, sli, lượn ngọt ngào…

Mọi người tham gia các trò chơi

Lễ hội chính là bức tranh mô tả tương đối toàn diện về đời sống văn hóa của người Tày, Nùng nói riêng và của cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc nói chung. Lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, trở thành điểm tựa vững chắc vào việc phát triển du lịch của vùng cũng như giữ gìn nét văn hóa, truyền thống độc đáo nơi rẻo cao này.

Nét đặc sắc trong Lễ hội Lồng Tồng ở Hà Giang
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung