Thăm Khu di tích Nguyễn Du, thắp nén hương tưởng nhớ Đại thi hào dân tộc

Khu di tích Nguyễn Du là một trong những điểm tham quan văn hóa – lịch sử thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Nơi đây, mỗi năm đã thu hút hàng nghìn đoàn khách về nghiên cứu, tham quan, học tập. Đến đây, du khách thắp nén hương thơm tưởng nhớ đến những đóng góp to lớn của cụ cho nền văn học nước nhà.

Nội dung chính

1. Đôi nét về Đại thi hào Nguyễn Du

Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữTố Như, hiệuThanh Hiên, quê là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong gia đình quý tộc, có cha là Nguyễn Nghiễm, từng giữ chức Tể tướng dưới triều Lê – Trịnh.

Biển hướng dẫn vào khu lưu niệm

Theo tộc phả họ Nguyễn (ở Tiên Điền), Nguyễn Du từng được phong tước Hoằng tín đại trung thành môn Vệ uý xuất thân Thu Nhạc Bá từ khi 3 tuổi. Với tước này, ông được đứng trong hàng ngũ sĩ tịch của triều đình nhà Lê. Năm Quý Mão (1783), Nguyễn Du dự khoa thi Hương ở trường Sơn Nam và đậu Tam trường, được tập ấm chức Chánh thủ hiệu triệu quân hùng hậu của cha nuôi – họ Hà (Hà Mỗ), quê ở Thái Nguyên.

Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du nhìn từ trên cao

Mặc dù thi đỗ và từng ra làm quan, nhưng hậu thế lại đánh giá cao về ông qua sự nghiệp văn chương. Những trước tác của ông để lại có thể kể đến: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tập ngâm, Bắc hành tạp lục (chữ Hán); Văn tế thập loại chúng sinh, Văn tế Trường Lưu nhị nữ; Thác lời trai phường nón, Đoạn Trường Tân Thanh (chữ Nôm).

Sau khi mất ở Huế, đến năm 1824, con cháu đã đưa hài cốt của Nguyễn Du về quê an táng và dựng nhà thờ.

2. Lịch sử xây dựng khu di tích Nguyễn Du 

Ngôi nhà thờ Nguyễn Du được xây dựng năm 1825 tại quê nhà của ông ở xóm Tiền Giáp. Hơn 400 người sinh sống tại xã Tiên Điền, con cháu dòng họ Nguyễn Tiên Điền đã xây dựng nên một số đền, chùa, văn bia, cầu cống, đình làng…

Bên trong khu di tích Nguyễn Du

Đến năm 1962, khi quyết định thành lập khu di tích, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh đã cho phục dựng và làm mới nhiều công trình. Di tích Nguyễn Du hiện naytổng diện tích khoảng 28.562m2, thuộc địa bàn thôn Hồng Lam, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

Những năm gần đây, khu lưu niệm Nguyễn Du đã được đầu tư theo hướng trở thành một khu du lịch quốc gia và trở thành địa điểm du lịch Hà Tĩnh về văn hóa – lịch sử thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Mộ chí ”Tiên Điền Nguyễn Du tiên sinh chi mộ”, do Đặng Thai Mai khắc, đặt tại mộ Nguyễn Du năm 1965

3. Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du

Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du là một quần thể công trình kiến trúc thờ tự, tưởng niệm Nguyễn Du cùng những bậc tài danh kiệt xuất của dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền, như Giới hiên công Nguyễn Huệ, Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm, Lam Khê hầu Nguyễn Trọng, Địch Hiên công Nguyễn Điều, Quế Hiên công Nguyễn Nễ…

Di tích đàn tế và bia đá

Những di sản văn hóa trong Khu di tích còn được bảo tồn có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học…, giúp chúng ta tìm hiểu về nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển, truyền thống văn hóa, khoa bảng… của dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền cũng như việc nhìn nhận về cuộc đời, sự nghiệp, những đóng góp của Đại thi hào Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền cho nền văn học Việt Nam. Đây cũng là nguồn tư liệu đáng tin cậy để tìm hiểu về tín ngưỡng, phong tục tập quán, đời sống văn hóa tinh thần của làng quê Tiên Điền nói riêng, văn hóa làng xã Việt Nam nói chung trong sự phát triển của lịch sử dân tộc.

Một góc nhỏ tại Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du

4. Tham quan bên trong khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du

Khu di tích Nguyễn Du nằm trong quần thể di tích dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền. Quần thể này bao gồm nhiều di tích như đền thờ Đại Vương tiến sĩ Nguyễn Huệ; đền thờ Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng; đàn tế Nguyễn Quỳnh; 2 ngôi nhà Tư Văn; khu mộ đại thi hào Nguyễn Du, bảo tàng Nguyễn Du và nhà thờ Nguyễn Du.

Bức tượng Nguyễn Du cao 4m

Nổi bật tại khu di tích là bức tượng cụ Nguyễn Du được đúc bằng đồng với chiều cao từ bệ tượng lên đến đỉnh tượng là 4m, được làm bằng đồng, khăn đóng áo dài, tay cầm bút lông, toát lên thần thái nho nhã của Đại thi hào dân tộc.

Ngôi nhà tưởng niệm đại thi hào Nguyễn Du

Tiếp đến là ngôi nhà thờ Nguyễn Du được xây dựng vào năm 1825. Bàn thờ được xây bằng vôi cát, phía trên là bài vị bằng đá khắc dòng chữ “Thanh Hiên Nguyễn Tiên Sinh” và bức hoành phi đề 4 chữ “Hồng Sơn thế phả” được Hoàng Phù Phái đời nhà Thanh triều Càn Long trao tặng. 

Đi sâu vào bên trong khu di tích là khu tưởng niệm Nguyễn Du với nhà tiếp khách và bảo tàng. Nơi đây lưu giữ hơn 1.000 hiện vật, tư liệu về Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền: các bản Kiều Nôm cổ, nghiên mực, chén uống trà, móc treo mũ áo,…

Bộ đồ uống rượu của cụ Nguyễn Du

Ghé thăm di tích lịch sử Hà Tĩnh – Nguyễn Du, du khách trong và ngoài nước được nghe thuyết minh về khu di tích Nguyễn Du và tìm hiểu về những giá trị di sản văn hóa to lớn mà Đại thi hào và Truyện Kiều đã để lại.

Khu trưng bày sách hiện có hơn 500 ấn phẩm nghiên cứu thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Du. Đặc biệt hơn, tại đây còn có thêm 47 bản sưu tập Truyện Kiều bằng chữ Hán và chữ Nôm được số hóa từ bản Truyện Kiều năm 1866.

Tác phẩm truyện kiều bằng chữ Nôm

Về phần mộ cụ Nguyễn Du, nhiều người đặt câu hỏi không biết mộ Nguyễn Du ở đâu. Sau nhiều lần di dời, con cháu của cụ hiện đã cải táng và đưa cụ đến xứ Đồng Cùng, giữa một vùng cát rộng.

Ngôi mộ chôn cất Đại thi hào Nguyễn Du

Đến Khu di tích cụ Nguyễn Du, du khách vừa có dịp được ngắm nhìn phong cảnh nơi đây vừa có dịp được tìm hiểu thêm về giá trị văn hóa lịch sử, tính nhân văn của quần thể di tích Nguyễn Tiên Điền. Đặc biệt, nếu đến đây vào những ngày đầu xuân, du khách sẽ được thưởng thức những đêm thơ Nguyễn Du tại nhà Tư văn trong Khu lưu niệm Nguyễn Du.

Thăm Khu di tích Nguyễn Du, thắp nén hương tưởng nhớ Đại thi hào dân tộc
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung