1. Biển Cửa Lò ở đâu thế
Du lịch Cửa Lò Nghệ An, du khách có cơ hội khám phá bãi biển Cửa Lò – một trong những bãi biển đẹp nhất Bắc Trung Bộ. Biển thuộc xã Cửa Lò, nằm cách thành phố Vinh 16km về hướng Đông Bắc. Nếu du khách đi từ Hà Nội, khoảng cách là 340km, nếu đi từ thành phố Hồ Chí Minh khoảng cách là 1402km.
Bãi biển nơi đây đón chào du khách không chỉ bằng dải cát dài phẳng lặng, hay những rặng phi lao rì rào trong gió, hay tiếng sóng vỗ bờ không nghỉ ngày đêm, mà còn bằng vẻ đẹp tráng lệ của thời khắc ban mai, khi bình minh lên và mặt trời ló dạng. Bên cạnh những áng mây rực sắc đỏ huy hoàng, một ngày mới bắt đầu cùng hình ảnh lam lũ của người dân là ấn tượng khó phai mờ trong ký ức của những ai đã một lần từng chứng kiến.
2. Thời điểm đẹp nhất nên đi du lịch Cửa Lò
Thời điểm đẹp nhất đi du lịch Cửa Lò Nghệ An, đặc biệt với ai mong muốn đi tắm biển là vào mùa hè (khoảng tháng 4 đến tháng 8). Lúc này thời tiết khô ráo, nắng đẹp, bạn có thể thoải mái vi vu với những lịch trình của mình và ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp. Đến đây vào thời gian này bạn sẽ được tận hưởng cảm giác mát mẻ, hoàn toàn khác với cái nóng bức bối của mùa hè tại miền Bắc. Nhưng bạn cũng nên lưu ý mang theo kem chống nắng vì đôi khi cái nắng của miền Trung khá gay gắt.
Với lợi thế giao thông thuận lợi, có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, ẩm thực phong phú, Cửa Lò Nghệ An là điểm đến hấp dẫn đông đảo du khách.
3. Lịch sử ra đời và phát triển của khu du lịch Cửa Lò
Bãi biển Cửa Lò trong chiều dài lịch sử tự nhiên vốn là một bãi biển dài, đẹp với dải cát trắng và ánh nắng vàng. Đó cũng là nơi cư trú của các làng chài và nơi tắm biển, nghỉ ngơi, dạo chơi của cộng đồng dân cư quần tụ còn thưa thớt cho đến cuối thế kỷ XIX.
Tuy nhiên cho đến lúc đó, Cửa Lò vẫn chưa phải là nơi nghỉ mát, tắm biển thực sự quan trọng của các dân cư đất Việt nói chung. Bởi lẽ đó chưa phải là nhu cầu bức thiết của cộng đồng cư dân sinh sống trên địa bàn và dọc mảnh đất Miền trung này.
Đến cuối thế kỷ thứ XIX, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã tác động mạnh mẽ đến Nghệ An. Vinh trở thành một trung tâm công nghiệp, nơi tập trung đông đảo công nhân và cả bộ máy hành chính với đội ngũ viên chức người Pháp, người Việt. Sự thay đổi xã hội đó và những vị thế về cảnh quan thiên nhiên là lý do chủ yếu để người Pháp chọn Cửa Lò làm nơi xây dựng một khu biệt thự nghỉ mát dành riêng cho người Pháp (khu biệt thự này đã bị phá hủy trong chiến tranh).
Cùng với việc công nghiệp hóa Thành phố Vinh – Bến Thủy, người Pháp cho xây dựng hệ thống giao thông hoàn chỉnh: Đường Vinh đi Cửa Hội, Cửa Lò và các điểm nghỉ dưỡng với cách bố trí đảm bảo an toàn và ý nghĩa danh thắng. Bên cạnh các khu du lịch lần lượt ra đời trong thời gian đó: SaPa (1903), Mẫu Đơn (1906), Tam Đảo (1904), Ba Vì (1906), Sầm Sơn (1907), Bạch Mã (1906), Bà Nà (1904)… Ngày 05/06/1907 đã lấy làm ngày ra đời của du lịch Cửa Lò. Điều này khẳng định các giá trị vốn có và lâu đời của du lịch Cửa Lò để có các giải pháp khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng tour du lịch Cửa Lò nghỉ mát thành đô thị du lịch thật sự theo đúng tiêu chuẩn.
4. Tên gọi Cửa Lò xuất phát từ đâu
Đó là xuất phát từ cách gọi chệch đi của từ Cửa Lùa trước đây. Do chỗ con sông Cấm chảy ra biển giữa một bên là dãy núi của xã Nghi Thiết, một bên là dãy núi Lô Sơn thuộc phường Nghi Tân – nơi này cho nên khi gió biển thổi vào cũng như gió từ hướng tây thổi ra biển, người ta thấy nơi đây như một cửa gió lùa. Sự cảm nhận này được đặt tên cho cửa biển và vì thế nó có tên là Cửa gió lùa. Từ cửa gió lùa người ta gọi gọn lại là Cửa Lùa. Về sau Cửa Lùa được gọi thành Cửa Lò. Khi người Pháp đến đây, địa danh này được văn tự hóa như hiện nay.
Cách giải thích thứ hai cho rằng, nơi đây là địa danh gốc Malayo – Polinêsian với nghĩa là cửa sông. Trong ngôn ngữ Malayo – Polinêsian từ kưala để gọi tên một con sông đổ ra biển. Dần dần, danh từ kưala với nghĩa cửa sông chuyển thành danh từ riêng kưala/kưalo và địa danh hóa thành Cửa Lò.
Một cách giải thích dân gian cũng khá thuyết phục về địa danh vùng này là do vùng đất này ngày xưa là vùng biển tiến, cư dân nơi đây thường làm nghề nấu muối, ánh lửa phát ra từ những lò nấu muối tạo thành những ngon đèn hải đăng cho tàu thuyền ra vào cửa sông Cấm, từ mảnh đất này theo cách giải thích này là Cửa Lò muối, dần quen biến đổi gọi tắt là Cửa Lò.
5. Thưởng ngoạn vẻ đẹp của biển Cửa Lò
Từ ngoài cổng bãi biển Cửa Lò, bước chân chầm chậm men theo con đường cát dài phẳng lặng, hai bên là những rặng phi lao xanh tươi, những làn gió biển thay phiên nhau thổi vào mặt, len lỏi qua từng kẻ tóc, đem lại cho du khách một cảm giác mát mẻ, một sức sống tràn đầy.
Nước biển trong veo, mát lạnh
Bãi biển Cửa Lò dài và đẹp, là một bãi tắm lý tưởng mỗi dịp hè về. Điểm đặc biệt mà Cửa Lò có để hấp dẫn du khách chính là làn nước biển trong veo, mát lạnh. Sáng sớm và chiều tối là hai thời điểm mà bạn thấy nhiều du khách tắm biển nhất. Lúc này, vừa trầm mình trong làn nước trong mát, vừa tận hưởng khung cảnh bình minh với những áng mây rực rỡ sắc màu, mặt trời bắt đầu ló dạng, chào đón ngày mới với những điều tươi đẹp. Hoặc ngắm nhìn cảnh hoàng hôn buông xuống trên bãi biển, một khung cảnh đẹp đẽ, lãng mạng, một bức tranh tự nhiên nhẹ nhàng tinh tế.
Nước trong sạch, không pha lẫn bùn
Bãi tắm Cửa Lò dài trên 10km, có độ dốc thoai thoải, cát trắng phẳng mịn, nước trong và sạch, không pha lẫn bùn như một số bãi biển khác. Phía trên bãi biển còn có nhiều khu lâm viên rộng với những rặng phi lao, rặng dừa xanh tốt. Nước biển ở đây có độ mặn rất cao. Vì thế, Cửa Lò là một trong những bãi tắm lý tưởng ở Việt Nam.
Tham gia hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc
Biển thu hút khách du lịch không chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng với biển xanh, cát trắng, nắng vàng mà còn tạo nhiều ấn tượng với các hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc trong mùa lễ hội hay tiết mục bắn pháo hoa mãn nhãn khi kết thúc mùa du lịch (khoảng cuối tháng 9).
6. Thưởng thức hải sản tươi ngon nơi đây
Nguồn hải sản ở đây rất phong phú, khoảng trên 200 loại cá, nhiều loại đặc sản như: tôm, mực, cua, rắn biển, cá mú… Đến với du lịch Cửa Lò, du khách không thể bỏ qua việc thưởng thức các món ẩm thực mang hương sắc vùng biển Miền Trung này. Đó là các món: nước mắm hạ thổ, mọc cua bể, các món mực khô, cá giò 7 món, ghẹ hấp me, cháo nghêu, cháo lươn…
Các món ăn đặc sản này du khách đều có thể thưởng thức ngay tại các nhà hàng và dân dã hơn nữa là ngay tại bãi biển. Lý thú nhất là món ăn mực nhảy (một loại mực ống, nhỏ như ngón tay, khi vớt lên bờ vì còn tươi nên trên lưng có những đốm nháy sáng màu tím), chưa có bãi biển du lịch nào có món ăn này thoảng sẽ có một chiếc thúng vào và bạn có thể đến xem mua những giã mực sim, hoặc tôm cá còn tươi rói, nhảy búng lách tách. Sau đó đưa vào những hàng quán hiếu khách và hấp lên là đã có thể đánh chén một bữa hải sản đáng nhớ.
Nếu bạn muốn chạy trốn khỏi thành phố chật chội và nóng bức thì hãy nghỉ chân tại bãi biển Cửa Lò. Đây sẽ là địa điểm cho bạn những tải nghiệm tuyệt vời. Một cảm giác tươi mát, tràn đầy sức sống sẽ giúp bạn quên đi những căng thẳng của cuộc sống và công việc…