Nét đẹp đáng yêu riêng có tại hội chợ Viềng

Chợ Viềng Nam Định nổi tiếng xưa nay là một chợ cầu may đặc biệt. Điều đáng chú ý nữa là mỗi năm chỉ mở đúng một lần và họp vào lúc nửa đêm, dòng người đi chợ mua bán tấp nập, chen chúc nhưng ai cũng vui vẻ khi mua, bán được một món hàng. Phiên chợ Viềng độc đáo để mua sự may mắn chỉ diễn ra một lần trong năm luôn thu hút du khách thập phương về tham dự. Đêm mùng 7 Tết, hội chợ mới chính thức diễn ra nhưng ngay từ mùng 6, các gian hàng đã được chuẩn bị xong, nhiều khách đã đến sớm để tránh ách tắc.

Nội dung chính

1. Địa điểm hội chợ Viềng

Trải qua những thăng trầm lịch sử, chợ Viềng ngày nay đã trở thành điểm giao lưu văn hóa cộng đồng, hội tụ tinh hoa sản vật và cũng là nơi đón chuyến xuất hành đầu xuân của khách thập phương về “mua may bán rủi”. Hội chợ Viềng diễn ra vào mùng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.  

Hội chợ Viềng

2. Thời gian hội chợ Viềng

Chợ Viềng họp cả ngày vào đêm mùng 7, sáng mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhưng người ở xa thường về từ sớm, rậm rịch họp chợ từ 11, 12 giờ đêm hôm trước, cho đến sáng và hết cả ngày hôm sau. 

Khách đến từ khắp nơi, trong Nam ngoài Bắc đông nhất vẫn là người nội tỉnh sau đến khách các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá đổ ra. Khác các tỉnh từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình đổ về đông nườm nượp. 

Người dân nô nức đi hội chợ Viềng

Khách thập phương về hội chợ phần lớn là do nghe danh tiếng của chợ Viềng mà về, nhưng phần đông vẫn là những người có gốc gác hoặc quê quán ở tỉnh Nam đi làm ăn xa nay nhớ đất Tổ, đất quê tìm về. Nên dù có xa mấy, tận bên kia Ðại Dương, tận Sài Gòn lục tỉnh… cũng nhớ ngày về để dự hội.

Hàng đồ đồng đắt giá

3. Nguồn gốc hội chợ Viềng

Tương truyền, chợ Viềng thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Trực, gắn liền với việc thờ ông tổ đúc đồng Nguyễn Minh Không, gắn với làng rèn Vân Chàng ở xã Nam Giang có bề dày truyền thống hơn 700 năm. Theo đó, ở chợ Viềng này thường bày bán đồ đồng, đồ cơ khí nhiều hơn và trưng bày cổ vật bằng đồng, sứ.

Hội chợ Viềng gắn liền với việc thờ ông tổ đúc đồng Nguyễn Minh Không

4. Phiên chợ cầu may

Ở Nam Định có chợ Viềng thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Trực và chợ Viềng ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản hay còn gọi là chợ Phủ. Chợ họp cả đêm mồng 7 và cả ngày mồng 8 Tết. Sự hấp dẫn của hai chợ xuân này có những nét khác nhau, nhưng điểm chung nhất là đi chợ cầu may, đó là nét đậm trong tâm lý dân gian khi đến với chợ xuân sau dịp Tết. Đi chợ Viềng chủ yếu là đi chơi xuân.

Mua bán tấp nập

Chợ Viềng ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản còn được gọi là chợ Phủ, là do chợ gắn với Quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy – thờ Mẫu Liễu Hạnh. Theo đó, người ta tới chợ Viềng – Vụ Bản còn với tâm thức đến lễ Mẫu, xin lộc Mẫu. Họ tin rằng mọi vật dụng mà họ mua trong chợ sẽ được Mẫu – Mẹ chứng giám và phù hộ. Vì thế, người ta vừa đi chơi, vãn cảnh chợ, vừa mua bán những vật dụng may mắn, vừa vào Phủ lễ Mẫu cầu mọi sự may mắn, bình an, làm ăn phát đạt, cầu mưa thuận gió hòa để mùa màng tươi tốt. Trung tâm chợ Viềng – Vụ Bản được chuyển vào xã Trung Thành nhằm tạo không gian rộng để du khách vừa đi chợ vừa đi lễ Mẫu đầu năm được thuận tiện hơn.

Đồ cổ bày bán tại hội chợ Viềng

5. Nét đẹp đáng yêu riêng có tại hội chợ Viềng

Ở chợ phiên này có tục người bán không hề nói thách và người mua cũng không hề mặc cảMột nét đẹp đáng yêu chỉ phiên chợ này mới có. Hình như “sự bán, sự mua” ở đây mang nặng một ý thức tâm linh nào đó – rằng người ta chỉ cần bán hoặc mua được một vật gì đó dù rất nhỏ thì người bán kẻ mua đều gặp nhiều may mắn tốt lành, và cả đôi bên đều cùng vui vẻ hỉ hả ra về đi lễ chùa cầu may cầu lộc.

Quầy trưng bày đồ sứ cổ ở chợ Viềng – Nam Trực

6. Những hoạt động tại hội chơ Viềng

Bán – mua nông cụ, vật dụng gia đình

Theo các bậc cao niên ở địa phương, cả hai chợ Viềng ở Nam Định có từ xa xưa và cả năm chỉ có một phiên, chuyên bán – mua nông cụ, vật dụng gia đình (dần sàng, nong nia, nơm giỏ, bàn – ghế – chõng tre…) và cây, con giống chuẩn bị cho một năm sản xuất nông nghiệp.

Du khách mua cây giống ở chợ Viềng – Vụ Bản

Ở cả hai địa phương này đều có nghề nghề rèn truyền thống, nên các mặt hàng nông cụ ở đây rất đa dạng, phong phú, chất lượng cao, có sức hấp dẫn người sử dụng.

Cây giống bày bán tại hội chợ Viềng

Người bán kiêng nói thách, người mua không mặc cả

Vì là phiên chợ đầu năm nên người bán kiêng nói thách, người mua không mặc cả, để cả hai bên bán – mua đều vui vẻ và mong muốn việc làm ăn được may mắn trong cả năm. Lâu dần thành tập tục đẹp của chợ Viềng xuân là đi chợ cầu may.

Hiện, nhiều người thường nói, chợ Viềng “bán rủi, mua may” là không chuẩn xác, chẳng qua chỉ là cách nói cho tiện mà thôi. Bởi một lẽ rất đơn giản ai cũng có thể nghĩ được “người bán chỉ mong bán “cái rủi” thì làm gì có “cái may” để người khác mua”, và đâu còn là ý nghĩa cầu may nữa!

Người bán không nói thách, người mua không mặc cả

Mua bán thịt bò thui hảo hạng

Ngoài việc bày bán nông cụ, vật dụng gia đình, cây con giống, ở chợ Viềng còn bán thịt bò thui nhằm phục vu nhu cầu ẩm thực của khách du xuân. Nhưng tại sao lại chỉ có thịt bò thui. Điều này được các bậc cao niên giải thích, trong những ngày Tết, mọi người đã ngán với các món loại món ăn chủ yếu được làm từ thịt lợn (thịt đông, giò chả…) nên muốn đổi món ăn cho ngon miệng khi đi chợ xuân. Thời ấy, với cư dân nông nghiệp thì thịt bò thui ắt hẳn là “hảo hạng”. Lâu dần thành quen, sản phẩm thịt bò thui cũng là nét đặc trưng của chợ Viềng – Nam Định.

Đặc sản thịt bò thui ở hai chợ Viềng – Vụ Bản, Nam Trực

Sở dĩ chợ họp từ đêm mồng 7 Tết là do trước đây, người ta đến chợ chủ yếu là đi bộ. Nên ai cũng phải đi sớm mong sao cho kịp phiên chợ “năm chỉ có một phiên”, nhất là đối với những người bán hàng.

Theo quan niệm của người dân, lỡ một phiên chợ Viềng là lỡ cả một năm. Chính vì thế mà vào dịp này người dân địa phương đều chộn rộn rủ nhau đến chợ. Nếu có dịp đến Nam Định du xuân, bạn đừng bỏ qua lễ hội độc đáo này nhé!

Nét đẹp đáng yêu riêng có tại hội chợ Viềng
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung