Nét đẹp hoài cổ gây lưu luyến của Tòa giám mục Bùi Chu

Là một trong những tỉnh có nhiều nhà thờ đẹp nhất cả nước, các công trình tôn giáo ở Nam Định mang đậm kiến trúc Gothic với những mái vòm nhọn đặc trưng. Nam Định là khu vực đạo Thiên Chúa truyền bá vào sớm và có ảnh hưởng sâu rộng. Toàn tỉnh hiện có trên 400 nhà thờ, đáp ứng nhu cầu hành lễ của khoảng 42 vạn giáo dân. Nhà thờ tập trung với mật độ cao, quy mô lớn ở các huyện Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Tiêu biểu phải kể đến Tòa Giám Mục Bùi Chu (xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường) dựng năm 1885, kiến trúc Á Đông điển hình.

Nội dung chính

1. Tòa giám mục Bùi Chu ở đâu Nam Định

Tọa lạc trên địa phận xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường từ năm 1885, trải qua hơn 130 năm cùng thời gian, tòa giám mục Bùi Chu vẫn uy nghiêm, bề thế. Với chiều dài 78m, rộng 22m và cao 15m. Nơi đây thường gắn liền nhiều sự kiện quan trọng.

Tòa giám mục Bùi Chu

2. Lược sử hình thành Tòa giám mục Bùi Chu

Ở Á châu, Việt Nam là nước đón nhận Tin Mừng khá sớm. Theo sử sách thì vào năm 1533 đã có những nhà truyền giáo đầu tiên tới Việt Nam, và những địa danh đầu tiên đón nhận Tin Mừng: Trà Lũ, Quần Anh, Ninh Cường, đều là những miền đất thuộc giáo phận Bùi Chu.

Tổng quan nhà thờ Bùi Chu

Giáo phận Bùi Chu ngày nay chỉ thuộc địa bàn của sáu huyện, phần lớn là những huyện ven biển phía đông nam của tỉnh Nam Định, thuộc đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm các huyện: Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu, Trực Ninh, Nghĩa Hưng và Nam Trực. Tuy nhiên, trước khi được hình thành như ngày hôm nay, giáo phận Bùi Chu thuộc địa phận Đàng Ngoài (được thành lập năm 1659). Sau đó, giáo phận Bùi Chu thuộc địa phận Đông Đàng Ngoài (được tách ra từ địa phận Đàng Ngoài vào năm 1679). Giáo phận Bùi Chu cũng đã thuộc địa phận Trung (được tách ra từ địa phận Đông Đàng Ngoài vào năm 1848).

Nét hoài cổ của Giáo phận Bùi Chu

Vào năm 1936, Tòa Thánh đã tách phần đất tả ngạn sông Hồng của địa phận Trung để thành lập Giáo phận Thái Bình, phần còn lại của địa phận Trung là giáo phận Bùi Chu ngày nay

Giáo phận Bùi Chu nhìn từ trên cao

3. Là một tác phẩm thể hiện sự giao lưu văn hóa Đông – Tây

Nhà thờ chính tòa Bùi Chu đến nay đã hơn 130 tuổi. Công trình là một tác phẩm kiến trúc độc đáo, thể hiện sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.

Giáo phận Bùi Chu nhìn từ trên cao

Bùi Chu là giáo xứ đầu tiên của Giáo phận Bùi Chu, trở thành xứ đạo vào năm 1670. Nhà thờ chính tòa Bùi Chu được xây dựng năm 1881, khánh thành vào năm 1885, dài 78m, rộng 27m, cao 15m. Đến nay nhà thờ Bùi Chu đã được 134 tuổi.

Hai tòa tháp chuông cao, lớn ở hai bên

Về tổng thể, công trình không chỉ mang kiến trúc châu Âu mà còn kết hợp các yếu tố, chi tiết, vật liệu của Việt Nam để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thể hiện sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.

Bên trong công trình là hệ khung cột gỗ đỡ mái theo kiểu truyền thống
Cung Thánh là điểm nhấn trong nội thất công trình

4. Kiến trúc độc đáo của Tòa giám mục Bùi Chu

Nguyện đường cao 35m- ngọn tháp vươn cao với Thánh Giá được nâng lên bởi tòa tam cấp, có dáng dấp Đông Phương lại Gô- Tích. Phần trên tòa nhà được dẫn vào bởi những bậc thang rộng. Bên tay phải cầu thang là tượng Thánh Giêsu cõng Chúa Con trên vai mà không đâu có tượng này, ý nghĩa “Tình Cha”.

Kiến trúc độc đáo

Đối diện với tượng Thánh Giêsu là tượng Đức Mẹ Sầu Bi ôm Con “Nghĩa Mẹ”. Cửa nhà nguyện 4 cánh, mỗi cánh là một công trình đầy ý nghĩa của các Bí Tích: Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Thể và Hòa Giải. Vào trong Nhà Nguyện, như lạc vào động tiên không gian cao vút với tượng ảnh, bàn thờ, màu sắc… được sắp đặt một cách hài hòa.

Phía dưới nền nhà gần cung Thánh là nơi an nghỉ của các vị Giám mục

Tầng dưới Nhà Nguyện là Nhà hầm các Thánh tử vì Đạo. Bên cạnh còn có 6 mẫu nữ tu: Đa Minh, Mân Côi, Trinh Vương, Thăm Viếng và Mến Thánh Giá. Khi vào hay khi ra khỏi phòng các Thánh, du khách có thể điểm vài tiếng chiêng cồng, sản phẩm của Hội An, Đà Nẵng để ghi nhớ cuộc viếng thăm này.

Đức mẹ Maria

Ngay tại gian giữa, nhiều người sửng sốt và cảm động, lần đầu tiên thấy tượng Đức Mẹ cho Con bú. Đức Mẹ bồng con ngồi trên võng tía; võng được mắc vào hai cây trúc sơn son thếp vàng. Đây là một bức tượng có một không hai ở Việt Nam. Đức Mẹ Việt hóa với áo dài hồng nhung kim tuyến, quần trắng satin, chân đi hài kiểu quý phái, mái tóc đen óng ánh. Cặp mắt mẹ âu yếm nhìn Đứa Con đang khát sữa. Trên đầu tượng Đức Mẹ có dòng chữ “…Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú”.

Bên trong Chánh tòa Giám mục Bùi Chu

Nhiều người mẹ đã đến đây để cầu xin cho có sữa nuôi con và biết cách dạy con. Phía trần nhà trên đầu Đức Mẹ là một bức phù điêu tuyệt tác, tả khung cảnh vinh hiển của các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam trước vị vua Vinh Hiển là Đức Kitô Phục Sinh.

Nơi ghi lại những cái tên đã khuất thuộc con Chúa
Chiếc kèn khổng lồ

Tòa Giám Mục Bùi Chu là một tổ hợp với nhiều công trình, hiện vật kỳ thú hấp dẫn không hề giống nơi nào. Hàng năm thường có rất nhiều du khách thập phương về thăm nhà thờ và chiêm ngưỡng những nét kiến trúc tiêu biểu, đồng thời tìm hiểu lịch sử vùng giáo xứ Bùi Chu.

Nét đẹp hoài cổ gây lưu luyến của Tòa giám mục Bùi Chu
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung