Tham quan Bảo tàng Dệt Nam Định – Nơi lưu giữ những kỷ niệm vang bóng một thời của Nhà máy Dệt Nam Định

Đến Nam Định, một trong những nơi bạn không thể bỏ qua đó là bảo tàng Dệt Nam Định. Nơi đây lưu giữ những kỷ vật thiêng liêng của cán bộ, công nhân viên ngành Dệt May Việt Nam. Nhà máy dệt Nam Định có thể nói là một biểu tượng mà không chỉ người dân Nam Định mà nhiều người dân Miền Bắc đều biết đến và có nhiều kỷ niệm.

Nội dung chính

1. Bảo tàng Dệt Nam Định ở đâu

Bảo tàng dệt Nam Định hay còn gọi là bảo tàng ngành dệt may Việt Nam tọa lạc tại số 5 đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Nam Định. Bảo tàng Dệt may Nam Định thuộc khu nhà truyền thống của tổng công ty cổ phần nhà máy dệt Nam Định. Đây chính là cái nôi của ngành dệt Việt Nam và là nơi lưu giữ những giá trị, hiện vật truyền thống chiến đấu, lao động sản xuất của những cán bộ, công nhân ngành dệt may thời xưa.

Khu nhà truyền thống – Nơi Bảo tàng Dệt Nam Định tọa lạc

2. Lịch sử Nhà máy Dệt Nam Định

Nam Định là địa danh gắn liền với ngành nghề truyền thống mà nhiều người thường hay nhắc đến và đã đi vào trong câu ca dao “Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”. Và nhà máy Dệt May Nam Định chính là một biểu tượng tự hào của người dân nơi đây khi sản xuất ra nhiều sản phẩm dệt may chất lượng.

Nhà máy Dệt Nam Định

Lúc bấy giờ, nhà máy Dệt Nam Định là nhà máy có quy mô lớn nhất Đông Dương và cũng là cơ sở nghiên cứu về tơ lụa do Đông Dương thành lập vào năm 1889 với số lượng công nhân lên đến 6.000 người. Sự ra đời của nhà máy chính là điều kiện cho phong trào cách mạng ở giai cấp công nhân lớn mạnh.

Công nhân nhà máy Dệt đang trong ca

Năm 1965, chiến tranh phá hoại Miền Bắc của giặc Mỹ khiến thành phố Nam Định bị bắn ác liệt. Và theo chỉ thị của cấp trên, nhà máy Dệt Nam Định đã được sơ tán đi nhiều nơi để tiếp tục hoạt động sản xuất và chỉ để lại một B duy nhất là B2.

Một phần ba máy móc và hơn 4.000 cán bộ nhân viên, B2 được gọi là Nhà máy Dệt Nam Định ở lại chiến đấu và sản xuất tại đất Thành Nam mặc cho bom giặc tấn công, tàn phá các cơ sở công nghiệp dệt.

Máy dệt của công nhân

Và theo chủ trương của cấp trên, bên nhà máy đã xây dựng một loạt hệ thống đường hầm, giao thông hào, hố cá nhân để tránh sự tàn khốc của bom đạn giặc Mỹ, vừa duy trì sản xuất vừa chiến đấu. Với tinh thần đoàn kết, chiến đấu cao, các cán bộ nhân viên nhà máy Liên hợp Dệt vẫn quyết giữ vững phong trào “Tay thoi, tay súng”; “Tay búa, tay súng”; “Đội bom mà sản xuất”; “Địch đánh ngày ta sản xuất đêm”; “Địch đánh cả đêm ta sản xuất cả ba ca”…

Bác Hồ trong một lần đến thăm công nhân Nhà máy Dệt Nam Định

tại Nhà máy dệt may Nam Định, Hồ Chủ Tịch đã 3 lần về thăm và nói chuyện, động viên, khích lệ cán bộ, công nhân làm việc nơi đây.

Bác Hồ chụp lưu niệm với cán bộ, công nhân Nhà máy Dệt Nam Định tại Khu Nhà truyền thống

Khi hòa bình lập lại, Nhà máy Dệt Nam Định đã trở thành biểu tượng sừng sững và tự hào của thành phố Nam Định và gắn bó nhiều kỷ niệm của bao thế hệ.

3. Sự ra đời của Bảo tàng Dệt Nam Định

Sau 118 năm tồn tại cùng thăng trầm đất nước, Nhà máy Dệt Nam Định đã trở thành một biểu tượng của thành phố Nam Định. Nhà máy Dệt đã không chỉ đơn thuần là một cái tên, một nhà máy sản xuất mà còn là ký ức yêu thương trong lòng người dân nơi đây.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn của Nhà máy Dệt Nam Định, vào năm 2012, lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã xây dựng Bảo tàng Dệt May tại đây với nhiều hiện vật trưng bày có giá trị lịch sử to lớn.

Khu nhà trưng bày chính được cải tạo, xây dựng theo kiến trúc kiểu Pháp cổ

4. Tham quan Bảo tàng Dệt Nam Định

Bảo tàng Dệt Nam Định được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp cổ được ốp bằng dòng gạch màu đỏ. Bảo tàng sở hữu diện tích lên đến 1,2 ha với khu trưng bày được cải tạo thành nhiều gian để trưng bày mỗi chủ đề riêng biệt, dễ dàng cho du khách đến tham quan và tìm hiểu.

Những chiếc máy được trưng bày trong Bảo tàng Dệt Nam Định

Đa phần các hiện vật trưng bày trong bảo tàng đều giữ được sự hài hòa, cân đối giữa nét đẹp truyền thống và hiện đại; mục đích để phản ánh sự phát triển của ngành dệt Nam Định nói riêng và ngành Dệt Việt Nam nói chung thông qua các thời kỳ khác nhau trên tinh thần anh dũng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và những thành tựu đã đạt được trong thời kỳ đổi mới.

Hiện vật được trưng bày

Điều đặc biệt, Bảo tàng Dệt Nam Định còn trưng bày những hiện vật quý giá về Hồ Chủ tịch sau những lần Bác về thăm và làm việc tại nhà máy. Bên cạnh đó, bảo tàng cũng bố trí những khu vực riêng biệt để trưng bày những hiện vật, kỷ vật của công nhân ngành dệt may vừa sản xuất vừa chiến đấu oanh liệt, hào hùng.

Khu trưng bày hiện vật của Bác

Khuôn viên tại bảo tàng cũng được quy hoạch với hệ thống sân vườn, cây xanh, cụm tượng đài một cách có hệ thống. Chính sự quy hoạch chỉn chu, có tính toán đã giúp cho bảo tàng dệt may đảm bảo công năng sử dụng và đạt tính thẩm mỹ cao về tính mỹ thuật.

Khuôn viên của Bảo tàng lợp bóng cây xanh
Một vài sản phẩm của nhà máy
Trang phục qua các thời kỳ ở Nhà máy Dệt Nam Định

Có dịp về Thành Nam, bạn nhớ ghé thăm bảo tàng dệt Nam Định để hiểu rõ hơn về thời kỳ vàng son của ngành dệt Việt Nam qua những kỷ vật linh thiêng của cán bộ, công nhân ngành dệt được trưng bày và lưu giữ cẩn thận tại bảo tàng này nhé!

Tham quan Bảo tàng Dệt Nam Định – Nơi lưu giữ những kỷ niệm vang bóng một thời của Nhà máy Dệt Nam Định
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung