Gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa qua lễ hội đền Cuông

Hàng năm cứ đến ngày 15/02, đông đảo du khách khắp nơi lại nhộn nhịp tìm về Đền Cuông trẩy hội, tưởng nhớ công lao trời biển của Thục An Dương Vương. Đây đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân xứ Nghệ nói riêng và du khách thập phương nói chung.

Nội dung chính

1. Đền Cuông ở đâu

Đền Cuông nằm trên núi Mộ Dạ, một ngọn núi thuộc dãy Đại Hải, bên cạnh quốc lộ 1A, thuộc địa bàn huyện Diễn Châu, Nghệ An. Đền được xây dựng theo kiến trúc chữ “tam” với tam quan đồ sộ, cổ kính rêu phong.

Đền Cuông

2. Thời gian diễn ra lễ hội đền Cuông

Lễ hội khai mạc vào ngày 14/2 âm lịchkéo dài trong 4 ngày với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa bản địa, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và khách thập phương tham gia.

3. Truyền thuyết về lễ hội đền Cuông

Đền Cuông thờ Vua An Dương Vương tọa lạc trên núi Mộ Dạ,  sát Quốc lộ 1A, thuộc địa phận xã Diễn An (Diễn Châu). Ngôi đền gắn liền với truyền thuyết và sự tích được lưu truyền trong dân gian truyền từ đời này qua đời khác.

Đánh trống khai hội

Theo truyền thuyết, An Dương Vương có tên là Thục Phán, là hậu duệ 18 đời của vua Hùng, là người có sức khỏe phi thường, thông minh mưu lược. Thục Phán có công lớn trong việc đoàn kết các bộ lạc phía bắc nước ta đánh tan quân xâm lược nhà Tần. Trong lễ khải hoàn ca, Thục Phán được tôn vinh lên ngôi vua, lấy hiệu An Dương Vương và đổi tên nước thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu về Cổ Loa, trị vì được 50 năm (từ 257 – 208 TCN). 

Màn múa trống hội chào mừng rất hùng tráng

Năm 1995, chim hạc bay về đền, đúng ngày khai mạc lễ hội đền Cuông. Vào dịp lễ hội năm 1996, cá voi chết dạt vào biển Cửa Hiền. Người dân tin rằng: Hạc vềhiện thân của công chúa Mỵ Châu; cá voi chết dạt vào biểnminh chứng cho cái chết đầy bi thương của An Dương Vương. Những sự kiện ấy càng làm cho đền Cuông thêm huyền bí, linh thiêng hơn, thu hút người dân gần xa về dâng hương cầu quốc thái dân an, gia đình ấm no, hạnh phúc. Hàng tháng, cứ vào ngày mồng 1 và ngày Rằm, người dân biển Diễn Châu đều sắm sửa lễ vật lòng thành dâng lên Vua An Dương Vương và lên đèn chăm sóc khói hương. 

Hội trại giữa các xã

4. Lễ hội đền Cuông

Trong những ngày diễn ra lễ hội (từ 13 đến hết ngày 16 Âm lịch) xung quanh khu vực dưới chân núi Mộ Dạ, sân hội thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương về tham dự. Phần lễ của Lễ hội Đền Cuông gồm: lễ khai quang, lễ trung thiên, lễ yết, lễ đại và lễ tạ. Ngoài ra còn có thêm lễ túc trực. Khi tham gia lễ, các vị trong ban hành lễ mặc lễ phục theo quy định.

Đánh cờ người

Đặc sắc nhấtphần lễ rước kiệu từ nhà thờ họ Cao và đình Xuân Ái về đền Cuông bắt đầu từ sáng sớm ngày 15/2. Đi đầu đám rước là lễ cờ của cả đình và nhà thờ, ban âm nhạc, tiếp đến là kiệu của Vua, sau đó là kiệu của Công chúa Mỵ Châu, và tiếp theo nữa là kiệu của tướng Cao Lỗ. Khi kiệu về đến đền, cửa chính của tam quan sẽ được mở ra để cho đoàn rước kiệu đi vào. Kiệu sẽ được đặt ở sân bái đường để chuẩn bị làm lễ. 

Đông đảo du khách và người dân tham dự lễ hội

Sau phần lễ thành kính, trang nghiêm, phần hội với nhiều hoạt động đặc sắc diễn ra xung quanh dưới chân núi Mộ Dạ với nhiều trò chơi dân gian cổ truyền như: ném còn, đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, đi cầu kiều, cờ  tướng, cờ thẻ… Những hoạt động giao lưu văn nghệ của các làng văn hóa, các câu lạc bộ ca trù, dân ca, ví giặm… Lễ hội Đền Cuông năm nào cũng có trò chơi chọi gà với gà chọi được nhân dân khắp nơi đưa về. Rồi cuộc thi chơi cờ người không chỉ là các xã trong huyện thi với nhau như những trò chơi thể thao khác, mà còn có sự tham gia của các đoàn huyện bạn trong tỉnh. 

Trong ngày khai hội đã có hàng vạn lượt du khách thập phương cùng nhân dân địa phương về dự

Lễ hội Đền Cuông thực sự trở thành một hoạt động văn hóa tâm linh không thể thiếu của người dân Diễn Châu nói riêng và du khách thập phương nói chung. Về đây, du khách được hòa mình với Cửa Hiền thơ mộng – hồ Xuân Dương êm mát – Khu Du lịch biển Diễn Thành, chùa Cổ Am – Hổ Linh Sơn – lèn Hai Vai soi bóng dưới sông Bùng; ghé thăm các danh thắng trên địa bàn Diễn Châu để hiểu thêm tình đất, tình người, nơi có lịch sử hơn 1.380 năm văn hiến, để  cùng nhau suy ngẫm và nhắc nhau hãy gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa. 

Gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa qua lễ hội đền Cuông
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung