Thăm thành cổ Vinh – Nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử của dân tộc

Thành cổ Vinh, còn gọi là thành cổ Nghệ An, thuộc địa phận thành phố Vinh. Thành cổ Vinh từng là địa điểm được vua Quang Trung chọn làm nơi xây dựng kinh đô. Đây là công trình có kiến trúc cổ kính, độc đáo, gắn liền với nhiều câu chuyện lịch sử của mảnh đất Nghệ Tĩnh. Giữa những ồn ào náo nhiệt của thành phố Vinh hiện nay, thành cổ vẫn là điểm du lịch Nghệ An lý tưởng với du khách thập phương.

Nội dung chính

1. Thành cổ Vinh ở đâu

Nằm trên đường Đào Tấn, phường Cửa Nam, thuộc địa phận Thành phố Vinh, Nghệ An. Thành cổ Vinh nằm ở phía Tây Nam Cửa Lò Nghệ An.

Đây là công trình kiến trúc độc đáo dưới thời Nguyễn, được xây dựng vào năm 1831. Trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, công trình không còn được nguyên vẹn như ban đầu. Hiện nay chỉ còn lại 3 cổng thành tại địa phận của ba phường trên địa bàn TP. Vinh đó là: Cửa Nam, Quang Trung, Đội Cung. 

Khu vực thành cổ Vinh nhìn từ trên cao

2. Lịch sử thành cổ Vinh – Dấu tích 300 năm xây dựng

Với những du khách yêu thích lịch sử, thích khám phá những công trình văn hóa lâu đời thì thành cổ tại Vinh thật sự là một điểm đến không nên bỏ lỡ. Công trình này gắn liền với nhiều mốc lịch sử của mảnh đất Nghệ An nói riêngcủa dân tộc Việt Nam nói chung.

Năm 1802, sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn, nhà Nguyễn chính thức giành chính quyền. 

Năm 1804, Gia Long chính thức khởi công xây dựng thành. Thành cổ được xây dựng tại Vinh với tầm nhìn kiệt xuất của Quang Trung – Nguyễn Huệ “núi Quyết, sông Vĩnh có tầm thế của một đế đô, đáng để xây trấn sở của một tỉnh”. 

Năm 1831, đến đời nhà vua Minh Mạng, từ nguyên liệu đất trước có, thành được xây lại bằng đá ong với quy mô, kiến trúc lớn hơn. Sau đó tiếp tục được nâng cấp sử dụng đá sò, đá ong ở thời Tự Đức.

Thành cổ Vinh là một di tích lịch sử ở Nghệ An

Thành cổ Vinh là một di tích lịch sử ở Nghệ An thu hút nhiều khách du lịch tham quan hàng năm. Đây cũng là công trình có giá trị nghiên cứu văn hóa, lịch sử, kiến trúc của thời xa xưa

3. Thành cổ Nghệ An là nơi xảy ra và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại 

Từ năm 1804 đến năm 1945 luôn luôn là mục tiêu tấn công của các lực lượng khởi nghĩa chống lại bọn thực dân Pháp xâm lược và phong kiến Nam triều như cuộc khởi nghĩa năm Giáp Tuất (1874) dưới sự lãnh đạo của Trần Cấn và Đặng Như Mai, của phong trào Cần Vương dưới ngọn cờ của Phan Đình Phùng và Nguyễn Xuân Ôn. Đêm ngày 14/ 7/ 1901 kỷ niệm Quốc khánh nước cộng hoà Pháp, Phan Bội Châu chuẩn bị lực lượng đánh úp thành Nghệ An, nhưng kế hoạch bị lộ, Phan Bội Châu bị bắt, may có tổng đốc Nghệ An lúc đó là Đào Tấn cứu thoát.

Nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại

Vào lúc 21 giờ 30 ngày 25 tháng chạp năm Đinh Tỵ (tối ngày 5/ 2/ 1918) khi tất cả lính khố xanh đang điểm danh ở sân thì có Nguyễn Thị Thanh (Chị cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh) phối hợp với Nguyễn Kiên bí mật trèo thành vào doanh trại lấy 3 khẩu súng để tiếp tế cho nghĩa quân của Đội Quyên đang đóng ở vùng Bồ Lư Thanh Chương. Sự việc này sau đó bị bại lộ, Nguyễn Kiên bị án chém ngay, Nguyễn Thị Thanh bị phạt đánh 100 trượng, tù khổ sai 9 năm, đày vào giam tại tỉnh Quảng Ngãi.

Cổng thành cổ khác thuộc thành cổ Vinh

4. Độc đáo kiến trúc “vô – băng” kỳ công tỉ mỉ ở thành cổ Vinh

Khi bắt đầu xây dựng thành cổ ở Vinh, vì muốn xóa dấu vết của Triều Tây Sơn, Gia Long đã quyết định không xây ở núi Dũng Quyết mà xây ở xã Vĩnh Yên. Đến nay, dấu tích của công trình này vẫn còn được lưu giữ. 

Mặt bên hông của thành cổ Vinh

Di tích lịch sử thành phố Vinh được xây dựng bởi 1000 lính Thanh Hóa, 4000 lính Nghệ An. Vật liệu ban đầu được xây dựng là đất, sau đó được đổi thành đá óng và về sau được nâng cấp thêm đá sò. Tổng kinh phí xây dựng hào thành cổ Vinh lên tới 3.688 quan tiền – số tiền này được xem là “khổng lồ” lúc bấy giờ.

Mặt sau của thành cổ Vinh

Thành cổ Vinh Nghệ An có cấu tạo thiết kế theo hình lục giác, tổng diện tích là 420.000 m2, có chu vi là 2.520m. Công trình được xây dựng với 2 vòng thành là bên trong và bên ngoài. Bên cạnh đó còn có thêm hệ thống hào sâu hay còn được gọi là thành cao. Ba cửa ra vào chính của thành cổ là: cửa Hữu, cửa Tả, cửa Tiền

Cổng thành thứ ba thuộc thành cổ Vinh
Cổng Hữu Môn nằm ở phường Đội Cung
Cổng Tả Môn thuộc địa phận phường Quang Trung
  • Cửa Tiền: Đây là cửa chính hướng về kinh đô Huế, phía Nam. Đây cũng là cửa vua ngự giá. Nhà vua và các quan quân triều đình đều được nghênh đón tại đây. 
  • Cửa Tả: Cửa này hướng về phía Đông, trên cửa khắc dòng chữ “Tả môn”. Từ năm 1990, khi đường xung quanh được rải nhựa thì công trình này cũng bị lấp đi phần móng. 
  • Cửa Hữu: Cửa này mở hướng Tây, so với hai cửa còn lại thì cửa Hữu vẫn còn nguyên vẹn hơn cả. 
Check-in tại thành cổ Vinh

Thành cổ Vinh là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử của dân tộc. Ghé thăm điểm du lịch này, bạn sẽ có cơ hội được khám phá kiến trúc độc đáo của thành cổ, lắng nghe lại nhiều câu chuyện lịch sử ý nghĩa. Bên cạnh đó, đây cũng là điểm check-in cực “chất” tại thành phố Vinh của Nghệ An. Nếu có cơ hội du lịch Nghệ An, bạn đừng quên ghé thăm địa điểm này nhé!

Thăm thành cổ Vinh – Nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử của dân tộc
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung