Tới Đền Cuông, khám phá di tích văn hóa lịch sử nghìn năm

Đền Cuông thờ An Dương Vương huyền thoại, tọa lạc trên núi Mộ Dạ xanh mượt rừng thông, phía sau có biển Diễn Châu rì rào sóng vỗ, phía Bắc là cửa Tư Hiền gắn với sự kiện bi hùng của đất nước và là nơi có ngôi mộ công chúa Mỵ Châu, phía Tây là núi Mụa có dáng voi chầu về Đền. Nơi đây vừa là một thắng cảnh, vừa là nơi tín ngưỡng linh thiêng của người dân Nghệ An lẫn du khách gần xa.

Nội dung chính

1. Những sự tích kỳ bí về Đền Cuông

Đền Cuông được lập nên để thờ An Dương Vương huyền thoại. Và có nhiều truyền thuyết kể về lịch sử hình thành ngôi đền này. 

Sự tích về sự ra đời của đền Cuông

Tương truyền, từ rất xưa, một buổi sáng, dân chài ra biển thấy một chiếc kiệu lớn từ biển Đông trôi vào cửa Hiền (một cửa biển đã bị bồi lấp, nay thuộc địa phận xã Diễn Trung). Khi sóng đẩy kiệu lên bờ, dân các làng ven cửa biển ấy đều thi nhau ra khiêng nhưng không sao khiêng nổi. Nhưng đến khi dân làng Cao Ái ra khiêng kiệu thì lại không được. Kiệu được rước về đình làng Cao Ái. Dân làng Cao Ái rất hãnh diện vì cho rằng, hồn thiêng của vua Thục nhập vào trong kiệu đã chọn dân làng mình rước kiệu về. Có kiệu vua rồi, nhân dân mới lập đền thờ.

Đền Cuông linh thiêng

Từ điểm kì lạ này mà người dân Cao Ái đã tin rằng, linh hồn của Vua Thục Phan đã nhập vào chiếc kiệu và chọn dân làng mình để khiêng kiệu về. Chính vì thế đã lập đền để thờ cúng, và đó cũng chính là ngôi Đền Cuông hiện nay.

Du khách đến thắp hương tại Đền Cuông

Tích vua An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu tuẫn tiết

Truyền thuyết về An Dương Vương rất quen thuộc với người dân Nghệ An. Nhiều câu chuyện khá kỳ lạ như: Tảng đá gạo trên núi Mộ Dạ, tục làm vàng mã trong việc cúng tế… An Dương Vương và Mị Châu tuẫn tiết cũng là câu chuyện bi thương được lưu truyền cho đến hôm nay. 

Sự tích An Dương Vương và nàng công chúa Mỵ Châu

Sự tích hạc trắng về trời

Vào năm 1995, khi mọi người đang xem cưỡi ngựa diễu hành thì xuất hiện một con hạc to, trắng hạ trên cánh tay người cưỡi ngựa. Lúc bấy giờ, đây là câu chuyện thu hút nhiều người quan tâm tại xứ Nghệ. Dân gian truyền miệng rằng hạc trắng là hóa thân của Mỵ Châu về tham gia lễ hội cùng người dân Nghệ An. 

Đền Cuông Nghệ An

Sự tích cá voi mắc cạn

Khi câu chuyện về hạc trắng chưa lắng xuống thì trong dịp lễ hội năm đó, một con cá voi nặng 10 tấn dạt vào vùng biển của địa phương. Nơi cá voi dạt từng là nơi An Dương Vương gieo mình tuẫn tiết. Về sau, địa điểm này cũng được lập miếu thờ. 

Ðền Cuông là một di tích lịch sử đã được Nhà nước xếp hạng và cũng là một danh thắng mà bất cứ ai đã đến sẽ khó quên bởi sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh sắc thiên nhiên như thể đã có một sự thoả thuận từ ngàn đời trước của tạo hoá và bàn tay con người.

Sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh sắc thiên nhiên

2. Vì sao có tên gọi “Đền Cuông”

Đền Cuông là ngôi đền thờ Thục An Dương Vương, vua của nước Âu Lạc. Đây là một ngôi đền linh thiêng gắn với nhiều sự tích, câu chuyện kì bí.

Đền Cuông – Sở dĩ có tên như vậy là vì xưa kia, núi Mộ Dạnơi sinh sống của rất nhiều chim công. Người dân nơi đây thường gọi chim công theo tiếng địa phươngchim cuông. Do đó, ngôi đền nguy nga nằm trên ngọn núi này cũng được gọi luôn là đền Cuông (đền Công). 

Đền Cuông là ngôi đền thờ Thục An Dương Vương

3. Khám phá kiến trúc Đền Cuông

Mỗi cột nanh, mỗi chiếc cổng tam quan, mỗi bàn thờ của một ngôi đền khi được dựng nên đều chất chứa biết bao nhiêu sự tích kỳ bí. Sự ra đời của một ngôi đền có thể lưu lại vết tích rõ nét của một truyền thuyết trên một xứ sở, hơn thế, đó còn là sự khơi gợi cả một bầu không gian truyền thuyết, cứ tiếp nối đời đời với những câu chuyện mới có liên quan với truyền thuyết gốc. Cùng chúng tôi khám phá xem ngôi đền này đặc biệt và hấp dẫn như thế nào nhé.

Đền Cuông nhìn từ bên ngoài

Dù chưa có tài liệu lịch sử nào ghi lại chính xác thời điểm khởi dựng Đền Cuông (Diễn Châu, Nghệ An), tuy nhiên dưới thời nhà Nguyễn, Đền đã được trùng tu nhiều lần, đặc biệt vào năm Giáp Tý 1864, vua Tự Đức đã ban sắc chỉ xây dựng lại Đền với quy mô như ngày nay.

Đền có kiến trúc đẹp và vững chắc

Đền có kiến trúc đẹp và vững chắc, xung quanh trồng nhiều cây xanh đan xen. Các công trình đều có cột to, tường dày nhưng không thô vì các chi tiết, hoa văn được đắp, chạm tinh tế. Đền được xây dựng theo kiểu chữ Tam, gồm Tam quan, ba tòa Thượng, Trung và Hạ điện.

Kiến trúc Đền Cuông

Tam quan là công trình kiến trúc đồ sộ, toát vẻ cổ kính rêu phong, gồm 3 cổng ra vào. Hai cổng bên có hai tầng, đều được thiết kế theo kiểu vòm cuốn. Riêng cổng giữa có ba tầng được bao phủ chằng chịt rễ cây si, khiến cho cảnh trí Đền Cuông càng thêm u tịch.

Tòa Thượng điện (nơi đặt ban thờ vua An Dương Vương) và tòa Hạ điện đều có kiến trúc kiểu chồng diêm 4 mái, đầu đao cong vút. Còn tòa Trung điện là nơi đặt ban thờ Cao Lỗ, tướng giúp vua Thục chế tác nỏ thần, được kiến trúc theo kiểu chồng diêm 8 mái.

Du khách đến thăm đền Cuông

Trong đền có nhiều di vật quý như trống, chiêng, tượng thờ, đồ tế khí… và còn lưu giữ nhiều tư liệu bằng chữ Hán trên các bức hoành phi, cột, trụ biểu, nhắc nhở con cháu đời sau luôn ghi tạc ân đức vua An Dương Vương.

Xung quanh Đền Cuông, những ngọn núi, những tảng đá đều mang tên những truyền thuyết, những huyền thoại về Thục An Dương Vương. Tảng đá bàn cờ là nơi Thục An Dương Vương ngồi đánh cờ với Thần Kim Quy. Tảng đá gạo dưới chân núi Mộ Dạ trông như một khối gạo đông lại. Tục truyền từ Cổ Loa vào đến đây, Thục An Dương Vương phát gạo, cho binh lính về nhà làm ăn sinh sống. Số gạo còn lại đông thành tảng đá đó. Núi Cờ, núi Kiếm, núi Áo, núi Mão , núi Gươm, núi Đầu Cân,… mỗi núi mang tên một vật trên mình của Thục An Dương Vương.

Bên trong đền Cuông

Đền Cuông Nghệ An sở hữu kiến trúc vững chãi, đẹp mắt. Xung quanh công trình này được trồng thêm nhiều cây xanh, tạo nên cảnh quan mát lành, yên bình. Đền Cuông không chỉ là điểm du lịch Nghệ An nổi tiếng, đây còn là ngôi đền gắn liền với nhiều câu chuyện kỳ lạ và nếp sinh hoạt dân dã của người dân địa phương. Có thời gian du lịch Nghệ An thì đừng quên ghé đến đền Cuông. Đây là dịp bạn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cảnh quan, nét đẹp kiến trúc và tưởng nhớ vị vua An Dương Vương huyền thoại.

Tới Đền Cuông, khám phá di tích văn hóa lịch sử nghìn năm
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung