1. Thành Đồng Hới ở đâu Quảng Bình
Thành Đồng Hới nằm ở trung tâm thành phố Đồng Hới Quảng Bình. Nó cách biển Nhật Lệ khoảng 1.500m.
Trước kia, thành thuộc địa phận xã Phú Minh và Đông Hải huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình, nay thuộc phường Đồng Phú và Hải Đình, thành phố Đồng Hới.
Đây là địa điểm du lịch nổi tiếng không thể bỏ lỡ khi có dịp đi du lịch Quảng Bình. Tới đây, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến di tích nổi tiếng, gắn liền với lịch sử của dân tộc.

2. Lịch sử hình thành thành Đồng Hới
Thành Đồng Hới được xây dựng từ năm 1631
Thành Đồng Hới ban đầu là lũy Trấn Ninh trong hệ thống thành Đầu Mâu – Nhật Lệ được xây dựng từ năm 1631. Đây được coi là yết hầu của cả Đàng Trong. Nhờ hệ thống lũy này, nhà Nguyễn đã giữ được biên giới phía Nam.

Đến cuối thế kỷ thứ XVIII, nhà Nguyễn ngày càng suy yếu. Chúa Trịnh tấn công vào đàng Trong. Lợi dụng sự tan rã của chúa Nguyễn, chúa Trịnh lại tiến công vào xứ Đàng Trong. Ba vạn quân Trịnh dễ dàng đánh chiếm được thành để tiến thẳng vào Phú Xuân.

Những lần tu sửa thành Đồng Hới
Dưới thời Tây Sơn. Đến năm 1786, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thuận Hóa đánh quân Trịnh. Và tiến quân vào đồn Động Hải, chiến lũy Trấn Ninh. Từ đồn Động Hải, nghĩa quân tiến ra Thăng Long, thống nhất đất nước. Quân Tây Sơn không những không phá hủy thành mà còn tu sửa thành lũy thêm phần vững chắc.
Năm 1811, dưới thời vua Gia Long thứ 10, triều đình cho tu bổ thành. Lấy nơi đây là nơi làm việc của bộ máy hành chính. Và gọi là thành Quảng Bình.
Khi vua Minh Mạng nối ngôi, ông đã cho thiết kế lại thành. Đến năm 1842, vua Thiệu Trị ra lệnh tu bổ thành thêm vững chắc. Thành có hình “múi khế”. Trong đó có 4 múi to, 4 múi nhỏ nằm theo hướng Tây Nam – Đông Bắc và Tây Bắc – Đông Nam.

Thành Đồng Hới bị phá hỏng trong cuộc chiến chống Pháp, Mỹ
Trong thời chống Pháp, thành Đồng Hới là nơi tụ nghĩa, tụ quân. Là điểm hẹn của những con người dám sống, dám hy sinh vì Tổ quốc. Phần lớn thành Đồng Hới đã bị phá hỏng trong thời kỳ Pháp thuộc.

Sang cuộc kháng chiến chống Mỹ. Với mục đích san phẳng và huỷ diệt, biến nơi đây trở về thời kỳ đồ đá. Nhằm ngăn chặn sự chi viện từ hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam. Đế quốc Mỹ đã thả xuống Đồng Hới hàng vạn tấn bom đạn. Và phá huỷ một phần thành cổ.
Ngày nay, thành Đồng Hới chỉ còn khoảng 1.087m. Nhìn rõ nhất từ trên bản đồ là một hào nước xung quanh thành theo kiến trúc xưa.

3. Thành Đồng Hới là chứng tích lịch sử hào hùng
Thành Đồng Hới vẫn lưu giữ được những yếu tố gốc cần thiết
Mặc dù đã bị phá huỷ nhiều qua hai cuộc chiến tranh nhưng thành Đồng Hới vẫn lưu giữ được những yếu tố gốc cần thiết. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, thành Đồng Hới là nhân chứng. Cũng là pho sử ghi dấu một thời kỳ đấu tranh anh dũng của người dân Đồng Hới-Quảng Bình và cả nước trong cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam yêu dấu.
Tuy thành Đồng Hới không còn nguyên vẹn như xưa. Nhưng giá trị của nó không hề thay đổi.

Là chứng tích lịch sử quan trọng của Đồng Hới – Quảng Bình
Với tầm quan trọng là một di tích tồn tại hơn 200 năm. Là chứng tích lịch sử quan trọng của mảnh đất Đồng Hới – Quảng Bình. Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch đã xếp thành Đồng Hới là một trong 32 công trình trong danh mục dự án văn hóa trọng điểm được đầu tư từ năm 2001-2010.

Sau khi được trùng tu, thành Đồng Hới không chỉ mang dáng dấp của một công trình phòng thủ quân sự với thành cao hào sâu. Mà với cửa Đông trông ra sông Nhật Lệ bằng chiếc cầu kiểu vòm cuốn. Đã trở thành một điểm tham quan nghiên cứu của du khách khi đến với Nhật Lệ – Đồng Hới – Quảng Bình.

4. Tham quan kiến trúc độc đáo của Thành Đồng Hới
Thành Đồng Hới nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo
Dù ở thời kỳ nào, thành cũng mang trong mình những màu sắc rất riêng. Năm 1812, Định Bắc Trường Thành được xây dựng trên chính mảnh đất chúa Nguyễn Phúc Nguyên xây đồn Động Hải và lũy Trấn Ninh năm xưa.

Thành Đồng Hới được xây lại bằng gạch có độ nung cao
Năm 1824, thành được xây lại bằng gạch có độ nung cao. Viên gạch to, kích thước 3 x 0,3 x 0,06 và 0,28 x 0,14 x 0,06 m. Ngoài ra, vữa để xây thành được làm từ mật mía trộn cát, không giống với bất cứ công trình kiến trúc nào. Chưa hết, thành còn được xây theo kiểu thành lũy quân sự, kiểu vô băng, hình múi khế độc đáo.

Thành Đồng Hới vẫn giữ được nét kiến trúc xưa
Ngày nay thành Đồng Hới chỉ còn khoảng 1.087m. Với 15 đoạn dích dắc hình răng khế. Đoạn thành phía nam còn lại 2/3 tương đối nguyên vẹn. Đoạn thành phía đông còn 3 cổng. 2 cầu nam, bắc thành đã bị sập hoàn toàn. Nhìn rõ nhất từ trên bản đồ là một hào nước xung quanh thành theo kiến trúc xưa. Mặc dù đã bị phá huỷ nhiều qua hai cuộc chiến tranh nhưng thành Đồng Hới vẫn bảo lưu được những yếu tố gốc cần thiết.

Nổi danh với những địa chỉ di tích lịch sử dân tộc hào hùng, Quảng Bình luôn có sức hấp dẫn đặc biệt trên bản đồ du lịch Việt. Có dịp ghé Quảng Bình, đừng quên tới thăm thành Đồng Hới – chứng tích lịch sử hào hùng nhé!