Lễ hội cầu an bản Mường

Lễ hội cầu an bản Mường là lễ hội truyền thống của bà con dân tộc Thái ở Mai Châu, Thuận Châu, Mộc Châu và đồng bào dân tộc Mường. Đây là lễ hội cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc.

Nội dung chính

1. Đôi nét về Lễ hội cầu an bản Mường

Là nghi lễ truyền thống mang ý nghĩa quan trọng

Lễ hội cầu an Bản Mường được xem là một trong những nghi lễ truyền thống mang ý nghĩa quan trọng với người dân tộc Thái tại vùng núi Tây Bắc. Lễ hội thường được tổ chức vào cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch hàng năm (sau dịp tết Nguyên Đán). Lễ hội này gắn liền với tục lệ giết trâu, hiền cầu và cảm tạ các vị thần, được biểu hiện qua tiếng sấm, tức lời phán quyết của vua trời, qua hình tượng thủy thần, thuồng luồng…

Lễ hội cầu an bản Mường

Lễ hội được tổ chức rất trọng thể

Lễ hội cầu an Bản Mường liên quan trực tiếp đến đời sống vật chất, văn hóa tâm linh của cả bản mười. Bên cạnh đó còn liên quan đến sức khỏe , mùa màng, công việc làm ăn trong năm. Do vậy, lễ hội được tổ chức rất trọng thể, vui vẻ, thu hút sự tham gia của đông bào ở địa vực lớn (bản, mường).

Thời gian tổ chức Lễ hội

Lễ hội thường được tổ chức vào cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch hàng năm (dịp tết Nguyên Đán), gắn với tục giết trâu hiến sinh cầu và tạ thần linh, được biểu hiện qua tiếng sấm, tức lời phán quyết của vua trời, qua hình tượng thủy thần, thuồng luồng…

Hát múa vui vẻ tại Lễ hội

Ý nghĩa của Lễ hội

Lễ hội cầu an bản Mường là một trong những lễ hội truyền thống rất quan trọng của người Tháinhiều tỉnh Tây Bắc.

Trong lễ hội, mọi người không chỉ bộc lộ khát vọng cầu an cho cuộc sống của mình, mối quan hệ khăng khít giữa thần và người mà còn biểu hiện khát vọng sinh sôi qua sự mong muốn là cầu khẩn mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi. Ngoài ra, còn mang tính chất tạ ơn thần linh đã cho mùa màng bội thu, đem sự no ấm đến cho mọi người.

2. Nghi lễ tổ chức lễ hội

Phần lễ

Nơi tổ chức Lễ hội

Lễ hội được tổ chức tại khu đất rộng, nơi có nguồn nước trong lành. Nhiều khi, người dân chọn nguồn nước thiêng của bản hoặc bên cạnh bìa rừng. Lễ hội được tổ chức trong hai hoặc ba ngày. Từ địa vực mà sự hiến sinh gắn với một biểu hiện của thần linh hay bản thân thần linh (sấm, mưa, thuồng luồng, thổ công, thổ địa…). 

Nhiều người cho biết, ở Mộc Châu, lễ hội này được tiến hành ở đầu nguồn nước thuộc một bản được chọn (thường là bản Mòn). Khu vực này chính là nguồn nước thiêng, nơi thần thuồng luồng đầy quyền uy cư ngụ. Ở người Thái Mai Châu, thì lễ hội lại được tổ chức ở bãi rộng gần đình như các lễ hội ở châu thổ, đồng bằng. Có nơi, người ta tổ chức lễ ở các miếu thờ thổ công, thổ địa của bản, của gia đình, ở vườn và ở đầu ruộng.

Chuẩn bị lễ vật

Nghi lễ cúng

Nghi lễ cúng thần linh cơ bản là hiến sinh trâu (nơi là một cặp trâu đực to, trắng – đen, nơi thì một con, nhiều nơi cúng cả gà, lợn).

Nhưng đa số người Thái hiến tế cặp trâu đen – trắng cỡ từ mười tuổi trở lên, trong đó, con trâu trắng chính là vật thiêng để lễ tế thần.

Tại đây, người dân thực hiện nghi lễ cơ bản là hiến trâu (nơi là một cặp trâu đực to, trắng – đen, nơi thì một con, nhiều nơi cúng cả gà, lợn). Ở Mộc Châu, trong lễ xên bản, xên mường, người ta hiến tế cặp trâu đen – trắng cở từ mười tuổi trở lên. Hai trâu, nhưng trâu trắng mới thực sự mang năng lượng thiêng để thành lễ vật tế thần (ở đây là thủy quái thuồng luồng, con ma to nhất dưới nước mà bà con thường gọi là phi ngược). Nghi thức hiến sinh trâu mộng phổ biến hơn. Nghi lễ hiến sinh hai trâu mới ở bản.

Thầy cúng chuẩn bị làm lễ

Mâm cỗ cúng

Mâm cỗ cúng ông a nha được đặt ở giữa khu đất, được dùng để cúng tổ tiên. Mâm cúng này phải sử dụng đầy đủ các bộ phận của con trâu và con lợn để hiến tế. Những mâm còn lại của các bản, ngoài thịt trâu, cơm rượu… còn phải có gà vịt, đặt ở hai bên mâm cúng chính, dành để cúng các vị thần khác.

Để bắt đầu buổi lễ, mo Mường sẽ quỳ trước các mâm cỗ này, a nha ở phía sau, dân mường quỳ xung quanh hành lễ. Trong không khí trang nghiêm, linh thiêng, ông mo trang trọng, xuất thần đọc bài cúng đã thông thuộc, mời tổ tiên (ông cha bà cố nội ngoại tiếng Thái là Pao pu pang cải), thần đất (Chau đỉn), chủ nguồn nước (Chau nặm bo), thổ công thổ địa… về nhận lễ vật.

Thực hiện nghi lễ

Ăn uống cộng cảm vui vẻ

Sau nghi lễ tế thần sẽ là cuộc ăn uống cộng cảm vui vẻ nhưng phải đúng nghi lễ của tất cả người dân trong làng.

Các ông mo mường, a nha làm phép ở mâm cỗ chính, rồi đi từng mâm; ở mỗi mâm các ông ăn một miếng thịt, uống một hớp rượu. Kế đó, cả bản ăn uống vui vẻ cho bằng hết các mâm trên bàn ăn gỗ, không được bỏ thừa hay đem về.

Làm phép

Phần hội

Cuối cùng là những trò bách hý trong hội lễ: hoạt động hội hè, trò chơi, văn nghệ, thể thao… rất vui vẻ với tiếng chiêng, trống vô cùng náo nhiệt.

Nhảy sạp
Trò chơi Tó măk lẹ (giống như trò bắn bi)

Lễ hội cầu an bản Mường là một nét đẹp văn hóa của người dân tộc Thái vừa thể hiện niềm tin vào tâm linh vừa thể hiện sức mạnh của con người; cầu phúc cho một cuộc đời hạnh phúc, an bình, vừa bộc lộ khả năng vui chơi, thi tài…

Lễ hội cầu an bản Mường
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung