Chùa Một Mái độc nhất vô nhị

Nằm trong quần thể di tích Yên Tử, thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, chùa Một Mái gây ấn tượng bởi nét kiến trúc độc đáo.Chùa Một Mái là một ngôi chùa đặc biệt trên núi Yên Tử, không chỉ đặc biệt ở kiến trúc, vị trí tọa lạc hay vai trò tâm linh cội nguồn mà còn là điểm tham quan không thể bỏ qua khi du khách lựa chọn hành hương về đất Phật Yên Tử.

Nội dung chính

1. Nguồn gốc chùa Một Mái Yên Tử

Trong số rất nhiều chùa, tháp tại Yên Tử, chùa Một Mái được coi là độc nhất vô nhị do chính vẻ đơn sơ mộc mạc nhưng ẩn chứa trong đó là cả một giá trị lịch sử to lớn.

Chùa Một Mái còn được gọi là chùa Bán Mái, tên chữBán Thiên tự. Xa xưa, nơi đây chỉ là một am nhỏ gọi là am Ly Trần. Cảnh am tĩnh lặng, thanh thoát, cách xa nơi trần tục (ly trần). Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông và các môn sinh, đệ tử thường từ chùa Hoa Yên sang đây đọc sách soạn kinh. Sau khi Ngài hiển Phật, người đời sau dựng chùa tại am này.

Chùa Một Mái Yên Tử

2. Vị trí chùa Một Mái Yên Tử

Từ chùa Hoa Yên, đi về phía Đông khoảng 200 mét, qua sân tháp sau chùa, tới hàng tùng rễ bám vào núi đá, du khách bắt gặp một ngôi chùa nhỏ chênh vênh trên vách núi. Đó là chùa Một Mái. Chùa xưa vốn là động Thanh Long, tương truyền Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông lập am Ly Trần (thoát cõi trần) để làm nơi đọc sách, soạn kinh. Sau khi đức Điều Ngự viên tịch, am xưa được dựng thành ngôi chùa Bồ Đà, một nửa mái chùa là vòm động, một nửa mái chùa phô ngoài trời nên chùa có tên là Bán Thiên, Bán Mái, ngày nay gọi là chùa Một Mái.

Không như các ngôi chùa khác, chùa chỉ có một mái, tạo cảm giác trong chùa có hang mà trong hang lại có chùa.

Ngôi chùa độc nhất vô nhị

3. Kiến trúc chùa Một Mái Yên Tử

Chùa Một Mái có vị trí xây dựng và kiến trúc rất độc đáo. Ngay từ cái nhìn đầu tiên đã cảm nhận được sự riêng biệt của ngôi chùa này. Chùa được xây dựng sát bên mép đá. Nhìn từ xa giống như cheo leo bên sườn một ngọn núi, xung quanh cây cối bao phủ  khắp không gian, tạo cho chùa sự thanh tịnh và mát mẻ lạ thường.

Toàn bộ kiến trúc chùa Một Mái được làm bằng gỗ, cao hơn đầu người chút ít, trong đó nửa trong của chùa là ngách hang, nửa còn lại được dựng bằng gỗ phần mái chỉ có một bên. Chùa có kích thước dài: 9,6m; sâu: 1,7m; chạm thượng lương: 2,3m; từ nền chùa đến xà: 1,55m; nửa vì mái rộng 0,9m; chia làm bốn gian, hệ thống tường bao phía trước là những ván gỗ ghép lại với nhau.

Ngôi chùa vẫn giữ nguyên hệ thống tượng thờ và đồ thờ bằng đá trắng

Đây chính là ngôi chùa duy nhất của Yên Tử ngày nay vẫn giữ nguyên hệ thống tượng thờ và đồ thờ trong chùa toàn bằng đá trắng có niên đại cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn. Bát hương bằng đá trắng khắc chữ “Phật, Pháp, Tăng – tam bảo kim cương” (Phật, Pháp, Tăng – ba ngôi tôn quý) và câu thần chú Mật tông “Úm ma ni bát mê hồng” (Tâm Bồ-đề nở trong lòng người) khắc vào năm 1853. Một số bia đá ghi lại hành trạng của các Thiền sư tu ở chùa Bồ Đà, ghi danh Phật tử hảo tâm công đức trùng tu chùa.

Kiến trúc rất độc đáo của chùa Một Mái

Các gian thờ chính trong chùa gồm 3 gian tương ứng với 3 ban thờ được bố trí từ ngoài vào trong, gồm ban thờ Tổ (gồm 3 pho Tam Tổ ở giữa, bên trái là tượng Đức Ông, bên phải là tượng Tổ, hai bên hồi của ban và đằng sau tượng Tam Tổ còn có 3 tấm bia đá khắc chữ để lưu giữ những sự kiện, nhân vật đời trước có liên quan đến chùa), ban thờ Tam bảo (gồm 3 pho Tam thế, 1 pho Thích ca, 1 pho tượng Phật và 1 pho tượng Mẫu), ban thờ hậu phía trong cùng thấp hơn hai ban ngoài (gồm 1 bia đá khắc năm Bảo Đại – 1936 và một số đồ thờ khác). Do không gian chùa hẹp nên các ban thờ cũng phải cân xứng với kích thước của chùa và lại do ban thờ hẹp nên có hệ thống tượng thờ thật phù hợp. Toàn bộ tượng cũng như đồ thờ tự khác hầu hết được chế tác từ nguyên liệu đá trắng.

4. Nét độc đáo của chùa Một Mái Yên Tử

Chùa ngự trên một sườn núi nhỏ cách chùa Hoa Yên về phía bên trái khoảng 500m, nằm nép mình bên sườn núi ở vị trí cao giữa lưng trời, một nửa chùa ẩn sâu trong hang núi, nửa còn lại nhô ra bên ngoài chỉ có một phần mái, đúng như tên gọi của chùa… tạo nên cảm giác trong chùa có hang, trong hang lại có chùa.

Ngôi chùa tuy nhỏ nhưng rất độc đáo bởi chùa là nơi duy nhất của Yên Tử ngày nay vẫn giữ nguyên hệ thống tượng thờ và đồ thờ trong chùa toàn bằng đá trắngniên đại cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn. Bát hương bằng đá trắng khắc chữ “Phật, Pháp, Tăng – tam bảo kim cương” (Phật, Pháp, Tăng – ba ngôi tôn quý) và câu thần chú Mật tông “Úm ma ni bát mê hồng” (Tâm Bồ-đề nở trong lòng người) khắc vào năm 1853. Một số bia đá ghi lại hành trạng của các Thiền sư tu ở chùa Bồ Đà, ghi danh Phật tử hảo tâm công đức trùng tu chùa.

Bên ngoài chùa chỉ có một mái

Trong chùa có những giọt nước ngầm trong vắt chảy ra được ví như là dòng sữa mẹ. Sư trụ trì lấy nước tinh khiết này để tắm quả và lễ Phật. Du khách tới đây ai cũng muốn uống một ngụm nước để lấy phúc. Dân gian tin rằng, lấy nước ở đây và nước giếng chùa Đồng về thắp hương gia tiên rất linh nghiệm. Vì lẽ đó nhiều phật tử đến chùa thắp hương xin nước về để cúng quanh năm tại nhà.

Chùa Một Mái với kiến trúc độc đáo tựa vào vách núi giữa lưng trời, cùng cảnh trí thiên nhiên xung quanh đầy ngoạn mục, tiếng chim hót, tiếng suối reo càng tôn thêm cảnh sắc bồng lai trác tuyệt của chốn thiền Yên Tử.

Chùa Một Mái độc nhất vô nhị
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung