1. Núi Ngự Bình ở đâu
Núi Ngự thuộc phường An Cự, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Địa danh này có dạng hình thang đỉnh bằng phẳng và chỉ cách kinh thành Huế khoảng 3km.
Từ xưa, núi Ngự đã được xem là vùng đất giữ thế bình phong, che chở cho toàn bộ Kinh Thành Huế.
Hiện tại, núi rừng Ngự Bình có không gian thoáng mát yên tĩnh và phủ một màu xanh tươi tốt. Ngọn núi là ngọn núi thân quen, gần gũi với người dân xứ Huế. Nó giữ vững vị trí quan trọng về mặt phong thủy cũng như lịch sử với cố đô. Đồng thời, là nơi ngắm cảnh, thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên miền Trung. Đó là nét đẹp kết hợp của núi với sông với đất trời hài hòa, mang vẻ quyến rũ khó cưỡng với hàng nghìn, hàng triệu du khách trong và ngoài nước.
2. Lịch sử hình thành núi Ngự
Xưa kia, núi Ngự có tên là Bằng Sơn
Địa danh này có từ thời chúa Ngãi (Nguyễn Phúc Thái). Ngày đó, trong một lần du ngoạn, Chúa đã đến làng Xuân (thuộc địa phận Thừa Thiên Huế bây giờ). Và rất thích nơi này nên đã cho dựng dinh, xây nhà.
Đến thời của vua Quang Trung, núi Ngự được chọn làm nơi chứng kiến cho buổi lễ tế cáo trời đất để lên ngôi của vua.
Thời nhà Nguyễn, núi được đổi tên thành Núi Ngự Sơn (núi Ngự) hay Ngự Bình
Thời nhà Nguyễn, ngọn núi linh thiêng này trở thành trọng điểm của công cuộc xây dựng Kinh Thành Huế. Cũng từ đó mà vùng núi được đổi tên thành Núi Ngự Sơn hay Ngự Bình như ngày nay. Riêng người dân địa phương thì thường gọi với cái tên ngắn gọn hơn mà cũng thân quen hơn là núi Ngự.
Qua các đời vua chúa nhà Nguyễn, phong cảnh núi Ngự càng được quan tâm tôn tạo nên ngày càng đẹp hơn. Hầu hết các vua đều ra lệnh trồng cây thông từ chân núi lên đến phần đỉnh, phủ xanh dần hết cả núi để tạo nên cảnh sắc xanh tươi, thơ mộng của vùng núi án ngữ cho Kinh Thành – Đại Nội.
Các vị vua đã cho người đắp các bậc thang lên đỉnh núi
Người xưa kể lại rằng, chính các vị vua đã cho người đắp các bậc thang lên đỉnh núi để tiện cho việc thưởng ngoạn hay vãn cảnh núi rừng xinh đẹp ở đây. Dần dần, núi Ngự cũng như sông Hương Huế cùng đồi Vọng Cảnh, đồi Thiên An đã trở thành địa điểm lý tưởng cho các cặp đôi tài tử giai nhân hò hẹn và tỏ lòng vào những ngày Tết Thanh Minh hay Tết Nguyên Tiêu.
Núi Ngự vẫn giữ được cảnh sắc thơ mộng buổi đầu
Ngày nay, qua bao năm tháng vật đổi sao dời, núi Ngự vẫn giữ được cảnh sắc thơ mộng buổi đầu. Và nó càng trở nên nổi bật với rừng thông xanh ngát. Điểm xuyết vài ngôi chùa nằm trên đỉnh núi và view nhìn ra dòng sông Hương hiền hòa với cây cỏ tươi tốt. Tất cả đã góp phần tạo nên một bức tranh sinh động, độc đáo của xứ Huế mộng mơ.
3. Nên tham quan núi Ngự Bình vào thời gian nào
Du khách có thể ghé thăm núi Ngự Bình từ khoảng tháng 5 đến tháng 9. Khoảng thời gian này rơi vào mùa thu vì vậy thời tiết tại Huế rất mát mẻ, dễ chịu, bên cạnh đó, không thường xuyên xảy ra mưa nên rất thuận tiện cho việc tham quan, khám phá.
Tới núi Ngự Bình Huế thời điểm này, du khách sẽ được ngắm nhìn cảnh quan lãng mạn, nên thơ của mảnh đất này. Bên cạnh đó, đây cũng là địa điểm thể hiện được nét đẹp thơ mộng của xứ Huế mà du khách có thể ghé thăm vào bất kỳ thời gian nào trong năm.
4. Cách di chuyển đến núi Ngự
Do chỉ cách trung tâm Huế khoảng 3km nên bạn có thể dễ dàng tìm được đường lên Ngự Bình. Đầu tiên, từ điểm xuất phát ở trung tâm thành phố, bạn hãy đi theo cung đường Lê Huân – cầu Dã Viên – Bùi Thị Xuân – Điện Biên Phủ – Đặng Huy Tứ. Rồi sau đó cứ đi thẳng. Đến khi thấy biển chỉ dẫn đường đi đến Ngự Bình là tới nha.
Sau khi đến nơi, bạn hãy gửi xe ở chân núi. Rồi đi bộ lên đỉnh núi để thưởng ngoạn cảnh đẹp view xịn từ đỉnh núi Ngự.
Theo kinh nghiệm của nhiều du khách thì đường lên núi bằng phẳng, du khách tha hồ thư thái vừa đi vừa ngắm cảnh thiên nhiên. Cũng không phải lo mệt nhé vì bạn có thể ngồi nghỉ dưới những gốc cây thoáng mát, rợp bóng ở hai bên đường.
5. Vẻ đẹp hùng vĩ, say đắm lòng người của núi Ngự
Vẻ đẹp của rừng cây xanh mướt nằm dọc theo những cánh đồng
Đường đến chân núi Ngự “chiêu đãi” du khách bằng vẻ đẹp của rừng cây xanh mướt nằm dọc theo những cánh đồng. Lác đác vài ngôi nhà dân đậm chất thôn dã, bình dị của vùng quê Trung bộ. Đường lên đỉnh núi lại quanh co uốn lượn với nhiều đoạn dốc. Thấp thoáng hai bên đường cũng có những lũy tre, lũy trúc xen lẫn. Tô điểm thêm cho khung cảnh thơ mộng hơn. Bạn sẽ nhận ra vẻ đẹp làng quê ở giữa lòng cố đô, tạm lánh xa phố thị xô bồ, nhộn nhịp.
Núi Ngự có dáng vẻ cân đối, uy nghi
Khi nhìn bao quát, núi Ngự Huế có dáng vẻ cân đối, uy nghi. Dù có chiều cao khá khiêm tốn nhưng ngọn núi lại có hình dáng khá đặc biệt. Hai bên là hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữa Bật Sơn.
Vào đầu triều Nguyễn, khi xây dựng Kinh Thành Huế, vua Gia Long đã nhìn ra vị trí đặc biệt của ngọn Bằng Sơn. Theo đó, thế núi tựa như một bức bình phong án ngữ trước mặt Đại Nội. Đồng thời là tiền án của hệ thống phòng thành đồ sộ, kiên cố. Cũng chính vì vậy mà sau đó, Bằng Sơn được đổi tên thành Ngự Bình cho đến nay.
Núi Ngự là biểu tượng của Huế
Núi Ngự sông Hương đã trở thành biểu tượng, là món quà tặng vô giá mà tạo hoá đã ban tặng cho đất Thần Kinh. Hai địa danh này thường xuất hiện cùng nhau tạo nên vẻ đẹp hài hòa, sơn thuỷ hữu tình của Huế.
6. Thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên ở núi Ngự
Hàng thông bạt ngàn
Tương truyền, hàng thông bạt ngàn nhìn từ phía đỉnh núi xuống là do chính tay vua Gia Long trồng từ thời xưa. Ngoài ra, hai vị vua triều Nguyễn khác là vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị cũng từng làm thơ để tôn vinh và ca ngợi vẻ đẹp của núi Ngự.
Ngày nay, địa danh này luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho nhiều thi sĩ, văn sĩ cũng như các nhiếp ảnh gia khi đến với xứ Huế.
Núi Ngự tựa như linh hồn của mảnh đất cố đô
Nó luôn được xem là chốn thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Nhất là vào những ngày đẹp trời, còn gì thú vị hơn được đứng trên đỉnh Ngự Bình. Thu vào tầm mắt trọn vẹn cảnh đẹp thành phố Huế với đủ mọi cảnh sắc. Từ những cung điện nguy nga, mái chùa Thiên Mụ cổ kính. Đỉnh nhà thờ Phủ Cam đậm chất Tây Âu phía xa. Dòng Hương giang xanh biếc uốn lượn lững lờ, chảy quanh những xóm làng trù phú khắp các huyện Hương Thuỷ, Phú Vang, Hương Trà.
Nếu thu tầm mắt gần hơn, bạn sẽ thưởng thưởng ngoạn sắc xanh tươi của rừng cây trên các khu đồi. Những cây thông mọc thành hàng lối bát ngát. Nhìn về hướng xa, bạn sẽ bắt gặp dãy Trường Sơn với cây cối xanh mát.
Mỗi thời khắc trong ngày, màu mây trời cũng khác nhau
Lúc thì tím thẫm ẩn hiện sau những tầng cây cối bạt ngàn. Lúc lại như dải cát trắng mờ nằm ẩn sau màu xanh thăm thẳm của biển Thuận An. Khi thì vàng nhạt dịu dàng hòa quyện với sắc xanh của rừng cây. Tất cả tạo nên vẻ đẹp đặc trưng và đầy quyến rũ của thiên nhiên Huế vào buổi hoàng hôn.
Vẻ đẹp đong đầy nét trữ tình và thanh thoát
Mang vẻ đẹp thơ mộng, đậm chất trữ tình như vậy nên núi Ngự Bình thu hút rất nhiều cặp đôi, các bạn trẻ đến hẹn hò, trò chuyện. Đây cũng là địa điểm cắm trại, dã ngoại yêu thích của nhiều du khách. Qua bao năm tháng, trải qua nhiều biến cố của lịch sử mà ngọn Bằng Sơn khi xưa. Núi Ngự ngày nay vẫn giữ được những nét đẹp riêng. Đong đầy nét trữ tình và thanh thoát lại ẩn chứa chất thâm trầm rất Huế.
Sông Hương Huế trong xanh, dịu dàng chảy qua bao di tích cũng như điểm du lịch nổi tiếng cố đô. Còn núi Ngự toát lên vẻ đẹp trầm mặc, thanh thoát khó cưỡng. Núi Ngự là một biểu tượng. Và nó còn trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên. Muốn tận hưởng bầu khí hậu trong lành, khung cảnh hữu tình. Nếu có dịp ghé thăm xứ Huế, hãy thưởng ngoạn vẻ đẹp núi Ngự – biểu tượng độc đáo không thể thiếu của xứ mộng mơ này nhé!