1. Đèo Hải Vân ở đâu
Quốc lộ 1A kéo dài từ Bắc vào Nam, đi qua nhiều vùng miền tươi đẹp của đất nước. Nhưng có lẽ không nơi nào hùng vĩ, ấn tượng như đèo Hải Vân. Đây là một địa danh đặc biệt, không chỉ về cảnh sắc mà còn mang đậm dấu ấn lịch sử.
Nằm dọc theo chiều dài của núi Hải Vân. Là ranh giới giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Cách thành phố Huế 80km. Và cách thành phố Đà Nẵng 20km. Đèo cao 500m so với mực nước biển và có chiều dài khoảng 20km.
Dừng chân nghỉ ven đường, nhìn từ trên cao, mọi người sẽ được mãn nhãn nét kỳ vĩ của từng cung đường. Uốn lượn, quanh co như dòng suối chảy mềm mại. Len qua những đám mây trôi lang thang tạo thành một bức tranh thủy mặc, chấm phá ảo diệu.
2. Lịch sử đèo Hải Vân
Đèo Hải Vân trước kia được gọi là đèo Ải Vân
Vì có cửa ải nằm trên đỉnh đèo. Sau đó, đèo lại được đổi tên thành đèo Mây vì nằm khuất trong chân mây. Theo lịch sử ghi chép lại, trước năm 1306, đèo Hải Vân thuộc hai châu Ô, Rí của Vương quốc Champa.
Sau này, khi cầu hôn công chúa Huyền Trân, vua Chế Mân đã đem tặng lại hai châu này làm sính lễ.
Năm 1402, đèo Hải Vân thuộc về nước Đại Ngu
Đến năm 1402, sau khi nhà Hồ đánh chiếm Chiêm Thành thì đèo Hải Vân từ ranh giới của hai nước trở thành vùng đất thuộc về nước Đại Ngu.
“Thiên hạ đệ nhất hùng quan”
Theo sử sách, năm 1470, vua Lê Thánh Tông thân chinh mang quân đi đánh Chăm Pa. Khi tới đèo Hải Vân, ấn tượng trước cảnh quan hùng vỹ, nhà vua đã cảm tác làm thơ và gọi nơi này là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.
Vào thời Nguyễn, con đường đèo cực kỳ hiểm trở, lại nhiều thú dữ và kẻ cướp nên rất ít người dám qua lại. Vì thế, việc giao thương giữa hai miền Nam – Bắc gặp nhiều trở ngại suốt một thời gian dài.
Từ năm 1902 đến 1906, thực dân Pháp xây dựng tuyến đường sắt qua đèo Hải Vân
Tuyến đường chạy quanh co theo sườn núi, qua 6 hầm chui và 18 cầu. Tuyến đường sắt đó ngày nay vẫn tồn tại, và đi tàu vượt đèo Hải Vân là một trải nghiệm khó quên với nhiều du khách khi được ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ của nơi này.
Năm 2005, hầm đường bộ xuyên núi Hải Vân được khánh thành và đưa vào sử dụng
Đây là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á với chiều dài 6,28km. So với tuyến đường cũ, hầm đường bộ này đã rút ngắn hành trình gần 14km, giảm thời gian đi lại và tạo sự thuận lợi, an toàn hơn.
3. Đường đèo Hải Vân hiểm trở, đẹp mê hoặc nhất Việt Nam
Cung đường chinh phục đèo Hải Vân không hề dễ dàng với những đoạn đường uốn lượn, khúc khuỷu men theo triền núi. Đèo Hải vân nổi bật giữa đại ngàn, như một dải lụa vắt ngang chân mây, chẳng khác nào chốn bồng lai tiên cảnh.
Đứng từ đèo Hải Vân, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa với một bên là núi cao hùng vĩ, một bên là biển rộng mênh mông, tất cả hòa quyện với nhau, tạo nên bức tranh thiên nhiên tráng lệ.
4. Đỉnh đèo Hải Vân – Điểm ngắm cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp
Những áng thơ, những điệu nhạc có lẽ là không đủ để miêu tả hết vẻ đẹp của đèo Hải Vân. Càng gần lên đến đỉnh đèo Hải Vân, bạn càng bị choáng ngợp trước khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp nơi đây. Âm thanh của núi rừng, cái se lạnh của gió, của sương phà vào người, bạn sẽ có cảm nhận thú vị, ấn tượng đến khó quên.
Đứng từ đỉnh đèo Hải Vân, nhìn về hướng Nam bạn sẽ thấy thành phố Đà Nẵng hiện đại, sầm uất, thấy được cảng Tiên Sa, Cù Lao Chàm và bán đảo Sơn Trà. Còn nhìn nhìn về hướng Bắc, bạn sẽ bắt gặp những làng chài, vịnh Lăng Cô với những bãi biển xanh như ngọc.
Đèo Hải Vân là một trong những cung đường đèo ven biển đẹp nhất thế giới. Là kiệt tác của tạo hoá ban tặng cho Việt Nam. Hình ảnh những cung đường hiểm trở nhưng lại rất xinh đẹp với núi non hùng vĩ. Với những tầng mây lững lờ nơi đỉnh núi. Khiến du khách bất giác mà nhớ đến nhịp điệu bài hát “Tàu anh qua núi”. Vẻ đẹp đã đi vào những làn điệu âm nhạc không thể nào quên.