Lễ hội theo các Tháng (Âm lịch)

Trong tiết trời Xuân ấm áp, trở về với vùng đất Tổ thiêng liêng Phú Thọ, ta cùng hòa mình vào dòng người tham dự lễ hội Phết Hiền Quan tưởng nhớ về nữ tướng Thiều Hoa Công chúa - người giúp Hai Bà Trưng đánh giặc cứu nước. Và tham gia vào trò chơi sôi động “cướp” Phết, trò chơi để lại trong lòng du khách nhiều cung bậc cảm xúc.
by Luxstay

by Luxstay

Hàng năm, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, vào ngày 11 và 12 tháng Giêng, du khách thập phương lại nô nức đổ về phường Trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ tham gia lễ hội Trò Trám hay còn gọi là lễ hội “Linh tinh tình phộc”. Lễ hội Trò Trám là biểu hiện tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp lúa nước cầu mong cho mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở. Lễ hội kéo dài một ngày và một đêm, bắt đầu từ tối 11 và kết thúc vào chiều ngày 12 tháng Giêng.
by Luxstay

by Luxstay

Từ hàng ngàn năm nay, việc thờ cúng Vua Hùng đã trở thành truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam, thấm sâu vào tâm khảm của mỗi người dân. Truyền thống ấy là ngọn nguồn sức mạnh tinh thần của cả dân tộc để vượt lên mọi gian lao thử thách trong suốt tiến trình mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Chúng ta hãy cùng tới Phú Thọ để tìm hiểu về Lễ hội Đền Hùng (còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương) - một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.
by Luxstay

by Luxstay

Hàng năm cứ vào dịp tháng 9, tháng 10 âm lịch, nhân dân, du khách thập phương trong Nam, ngoài Bắc lại nô nức về lễ đền Ông Hoàng Mười xã Hưng Thịnh - Hưng Nguyên. Đây được coi là mùa tạ lễ quan trọng nhất trong năm.
by Luxstay

by Luxstay

Hàng năm, cứ đến dịp 30 tháng 4, trong không khí cả nước chào mừng kỷ niệm ngày đất nước thống nhất, ở Cửa Lò lại khai mạc Lễ hội sông nước, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, mở đầu cho mùa đánh bắt cá vụ nam và khai trương du lịch biển.
by Luxstay

by Luxstay

Ở Nghệ An, tiêu biểu là ở Thanh Chương, một địa phương khu vực Tây - Nam có dòng sông Lam chảy qua, đặc biệt là những làng quê dọc hai bên bờ sông Găng - một nhánh của sông Lam - môn vật cù có những nét đặc trưng mang tính địa phương tiêu biểu rất được mọi người ưa thích và tổ chức vào dịp Tết nguyên đán hay vào mùa hội lễ…
by Luxstay

by Luxstay

Lễ hội Đô Đài là một trong những lễ hội lớn đã có từ xưa của vùng Nghệ Tĩnh. Lễ hội còn có tên “Lễ Báo ân”, được tổ chức vào ngày 12 tháng 01 âm lịch (ngày giỗ) hàng năm với những nghi thức như rước cỗ, chầu hầu, yết bái và đại tế diễn ra trong 1 ngày 1 đêm. Đại lễ hội 50 năm tổ chức 1 lần.
by Luxstay

by Luxstay

Là một trong 4 ngôi đền linh thiêng nhất của xứ Nghệ, đền Bạch Mã được coi là một trong “Tứ linh” của xứ Nghệ “Nhất Cờn - Nhì Quả - Tam Bạch Mã - Tứ Chiêu Trưng”. Hàng năm cứ vào ngày 9 và ngày 10 tháng 02 âm lịch, trong tiết thanh minh trong sáng nhân dân lại tổ chức Lễ hội Đền Bạch Mã.
by Luxstay

by Luxstay

Lễ hội Hang Bua là ngày lễ truyền thống của người dân tộc ở huyện Quỳ Châu nói riêng và Tây Bắc Nghệ An nói chung. Ngày lễ nhằm tưởng nhớ công ơn người đã có công lập bản Mường. Lễ hội này có gì đặc sắc? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết sau nhé!
by Luxstay

by Luxstay

Hàng năm cứ đến ngày 15/02, đông đảo du khách khắp nơi lại nhộn nhịp tìm về Đền Cuông trẩy hội, tưởng nhớ công lao trời biển của Thục An Dương Vương. Đây đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân xứ Nghệ nói riêng và du khách thập phương nói chung.
by Luxstay

by Luxstay

Đền Cờn thuộc làng Phương Cần, phường Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) đã từ lâu được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ với câu ca còn lưu truyền “Nhất Cờn, nhì Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng”. Hàng năm, lễ hội Đền Cờn là lễ hội thu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương về tham dự.
by Luxstay

by Luxstay

Lễ hội Bạch Đằng là một trong những lễ hội truyền thống của người dân Quảng Ninh. Đây không chỉ là hoạt động văn hóa được tổ chức hàng năm của Di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng (thuộc thị xã Quảng Yên), mà lễ hội còn là không gian lịch sử hào hùng của người dân xứ mỏ. Đó là cơ hội để quảng bá du lịch văn hóa – du lịch tâm linh của địa phương đến du khách.
by Luxstay

by Luxstay

Lễ hội Quan Lạn (còn gọi là lễ hội chèo bơi Quan Lạn), là hội làng của người dân xã đảo Quan Lạn. Đây là một hòn đảo nằm ở khu trung tâm thương cảng cổ Vân Đồn. Lễ hội được tổ chức trên bến Đình, nơi có đình Quan Lạn, một ngôi đình cổ trong số ít những ngôi đình còn giữ được cho đến ngày nay. Ngoài ra, lễ hội còn là dịp để thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền đất nước của những người dân vùng biển. Đồng thời, đây cũng là ngày hội cầu được mùa của cư dân vùng biển Vân Đồn.
by Luxstay

by Luxstay

Quảng Ninh là vùng đất nổi tiếng với những danh lam, thắng cảnh và những lễ hội. Một trong những lễ hội đặc sắc của Quảng Ninh là lễ hội Tiên Công (còn gọi là lễ hội mừng thọ), được tổ chức tại vùng đảo Hà Nam (TX Quảng Yên, Quảng Ninh). Đây là một lễ hội “rước người” độc đáo, ít thấy ở các miền quê khác.
by Luxstay

by Luxstay

Lễ hội đền Cửa Ông được biết đến là một trong những lễ hội lớn nhất ở đất mỏ. Tại đây bạn sẽ được đắm chìm trong không gian lễ hội linh thiêng và hào hùng, tưởng nhớ đến những vị tướng đã có công gìn giữ độc lập và bảo vệ bờ cõi đất nước. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lễ hội này nhé!
by Luxstay

by Luxstay

Chợ Viềng Nam Định nổi tiếng xưa nay là một chợ cầu may đặc biệt. Điều đáng chú ý nữa là mỗi năm chỉ mở đúng một lần và họp vào lúc nửa đêm, dòng người đi chợ mua bán tấp nập, chen chúc nhưng ai cũng vui vẻ khi mua, bán được một món hàng. Phiên chợ Viềng độc đáo để mua sự may mắn chỉ diễn ra một lần trong năm luôn thu hút du khách thập phương về tham dự. Đêm mùng 7 Tết, hội chợ mới chính thức diễn ra nhưng ngay từ mùng 6, các gian hàng đã được chuẩn bị xong, nhiều khách đã đến sớm để tránh ách tắc.
by Luxstay

by Luxstay

Chùa Keo Hành Thiện - ngôi chùa nổi tiếng gắn liền với cuộc đời của đức thiền sư Dương Khổng Lộ, thuộc làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Chùa nằm sát chân đê hướng quay ra sông đối diện phía bên kia bờ sông Hồng là Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Hãy cùng tìm hiểu về lễ hội tại ngôi chùa độc đáo này nhé!
by Luxstay

by Luxstay

Về đất Thành Nam những ngày tháng 9 âm lịch, bạn đừng quên ghé qua Hội chùa Cỗ Lễ (Trực Ninh, Nam Định). Đến với Hội chùa Cổ Lễ, bạn không chỉ được tham quan một di tích kiến trúc lịch sử, một điểm đến tâm linh mà còn được hòa vào không khí lễ hội được tổ chức tưng bừng với rất nhiều trò chơi dân gian vui nhộn.
by Luxstay

by Luxstay

"Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ" - Câu ca này luôn vương vấn trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt như một lời nhắc nhở để mỗi dịp tháng ba, tháng tám hàng năm lại tìm về cội nguồn, cùng hoà mình vào những lễ nghi trang nghiêm, những lễ hội tưng bừng, tưởng nhớ Thánh, Mẫu đã có công sáng lập và gìn giữ vùng đất thiêng này. Lễ hội đền Trần được tổ chức trong các ngày từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm tri ân công đức của 14 vị vua Trần.
by Luxstay

by Luxstay

Người Việt có câu “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”, ý muốn nói đến tục giỗ Mẹ vào tháng Ba m lịch để tưởng nhớ công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Lễ hội Phủ Dày được tổ chức từ ngày 3 – 8/3 âm lịch hàng năm, là dịp để du khách có dịp tìm hiểu, tri ân công đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
by Luxstay

by Luxstay

Lễ hội ở Hà Tĩnh là dịp để du khách muôn phương hiểu hơn về nền văn hóa lâu đời cùng những giá trị truyền thống tốt đẹp để từ đó có thêm những trải nghiệm thực sự thú vị và đáng nhớ. Đền thờ Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu vốn nổi tiếng là địa chỉ văn hóa linh thiêng với người dân Hà Tĩnh. Tồn tại đã hơn 6 thế kỉ, hiện đây không chỉ là nơi để người dân tới dâng hương cầu lễ mà còn trở thành địa chỉ du lịch tâm linh hút khách.
by Luxstay

by Luxstay

Là một lễ hội thường niên đầu dịp xuân đến, du khách khắp mọi miền đất nước lại nô nức về trẩy hội Chùa Hương - Thiên Lộc - Can Lộc. Lễ hội Chùa Hương Tích là một nét đẹp văn hoá truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân xứ Nghệ nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng.
by Luxstay

by Luxstay

Chùa Chân Tiên ở núi Tiên Am nằm cuối dãy núi Ngàn Hống sát biển Đông, thuộc xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Hàng năm vào ngày 03/3 âm lịch, nhân dân tổ chức Lễ hội truyền thống, ngoài phần lễ được tổ chức chu đáo, trang nghiêm còn có nhiều hoạt động lễ hội có ý nghĩa như các trò chơi…
by Luxstay

by Luxstay

Cứ tới ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch, hàng ngàn người dân thập phương lại về xã Phú Gia (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) tham dự Lễ hội rước Sắc phong Vua Hàm Nghi. Đây là nét đẹp văn hóa của người dân phố núi Hương Khê, được tổ chức một năm một lần. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lễ hội này nhé!
by Luxstay

by Luxstay

Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và lịch sử với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Trong đó, tiêu biểu là đền Từ Hả thờ Thượng tướng quân Thân Cảnh Phúc thời Lý. Người có công trong cuộc chống quân Tống xâm lược thế kỉ thứ XI (1075-1077). Hãy tới đây tham gia lễ hội Từ Hả - lễ hội tưởng nhớ vị Thượng tướng quân tài ba này nhé!
by Luxstay

by Luxstay

Bắc Ninh là vùng đất nổi tiếng với những làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào và sâu lắng. Hội đền Vua Bà (tức hội làng Diềm) là lễ hội truyền thống ở làng Quan họ gốc, nơi duy nhất thờ Đức Vua Bà trong số 49 làng Quan họ của tỉnh. Lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm thể hiện sự tôn kính và lòng nhớ ơn của dân làng đối với Đức Vua Bà - Thủy tổ Quan họ, người có công sáng lập những làn điệu dân ca Quan họ. Hãy cùng khám phá lễ hội Vua Bà – người đã sáng tạo ra dân ca quan họ nức tiếng xứ Kinh Bắc nhé.
by Luxstay

by Luxstay

Đến hẹn lại lên, lễ hội Khán hoa Mẫu đơn, hay còn gọi là hội Phật Tích, tại chùa Phật Tích, huyện Tiên Du chính thức được diễn ra vào ngày 4 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến lễ Phật, du xuân, trảy hội.
by Luxstay

by Luxstay

Chùa Bút Tháp Bắc Ninh nổi tiếng là một ngôi chùa có tuổi đời hàng trăm năm. Không chỉ là chốn hành hương của các tín đồ phật giáo, hàng năm chùa còn diễn ra rất nhiều lễ hội văn hóa, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Hãy cùng chúng tôi khám phá hội chùa Bút Tháp Bắc Ninh có gì nổi bật nhé!
by Luxstay

by Luxstay

Lễ hội đền Đô là một lễ hội nổi tiếng mang đậm bản sắc dân tộc được tổ chức hàng năm tại thôn Ðình Bảng, xã Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Đây là lễ hội mang đậm âm vang tiếng gọi cội nguồn nhằm kỷ niệm ngày vua Lý Công Uẩn đăng quang, khai mở cho một vương triều hưng thịnh và phát triển quốc gia Đại Việt rực rỡ.
by Luxstay

by Luxstay

Lễ hội đền Chiêu Trưng (Lê Khôi) ở Hà Tĩnh là một trong những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, được duy trì tổ chức theo thông lệ truyền thống, diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm ngày mất của Đại vương Lê Khôi. Hãy cùng tìm hiểu về lễ hội này nhé!
by Luxstay

by Luxstay

“ Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm bề
Tháng Tư ngày Tám thì về hội Dâu”


Những câu thơ trên không biết lưu truyền trong dân gian tự khi nào. Nó đã trở nên gần gũi và tự hào với những người dân miền quan họ. Dường như, trong tâm thức người dân Bắc Ninh, lễ hội chùa Dâu đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng. Là nơi người dân gửi gắm niềm tin của mình với các đấng thần linh.
by Luxstay

by Luxstay

Cứ mỗi dịp đầu xuân năm mới, hàng nghìn người từ khắp mọi nơi lại đổ về huyện Bắc Ninh tham dự lễ hội đền Bà Chúa Kho để cầu mong may mắn, tài lộc, làm ăn tấn phát. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất tại Bắc Ninh với nhiều hoạt động thú vị mà bạn không nên bỏ lỡ nếu có dịp tới Bắc Ninh. Hãy cùng tìm hiểu về lễ hội này nhé!
by Luxstay

by Luxstay

Lễ hội cầu an bản Mường là lễ hội truyền thống của bà con dân tộc Thái ở Mai Châu, Thuận Châu, Mộc Châu và đồng bào dân tộc Mường. Đây là lễ hội cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc.
by Luxstay

by Luxstay

Cứ mỗi dịp tết đến, xuân về, người dân và du khách lại nô nức kéo về trung tâm huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) để tham dự Lễ hội Lồng Tông – ngày hội xuống đồng. Đây là lễ hội truyền thống, đặc sắc của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang với mong ước cầu cho quốc thái, dân an, nhà nhà yên vui hạnh phúc; mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu…
by Luxstay

by Luxstay

Lễ hội Lồng Tồng (Lễ hội xuống đồng) là một trong những lễ hội đặc sắc của dân tộc Tày, Nùng sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là tại Hà Giang. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn một trong những lễ hội rất nổi tiếng tại các tỉnh vùng núi phía Bắc này nhé.
by Luxstay

by Luxstay

Đã thành lệ, từ bao đời nay, cứ vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm, dân làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại nô nức tổ chức lễ rước “ông lợn”. Đây được coi là một nét đẹp văn hóa tâm linh độc đáo của người dân địa phương nơi đây.
by Luxstay

by Luxstay

“Trăm năm tích đức tu hành
Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu”.


Yên Tử là một di tích kết hợp hài hòa giữa chiều sâu lịch sử và cảnh đẹp kỳ bí của thiên nhiên. Vào mỗi độ xuân sang, du khách thập phương lại tấp nập về Hội xuân Yên Tử lễ Phật. Du xuân cầu may và thành tâm chiêm bái chốn Tổ Thiền Trúc Lâm. Thăm Khu Di tích lịch sử - thắng cảnh nổi tiếng của vùng Đông Bắc của Tổ quốc, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
by Luxstay

by Luxstay

Hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán tại gò Đống Đa, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung – người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
by Luxstay

by Luxstay

Là một trong những lễ hội được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, lễ hội Thánh Gióng là một trong những hoạt động biểu trưng cho tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đây là lễ hội truyền thống được tổ chức để tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam - người có công đánh thắng giặc n, mở đầu trang sử vàng son chống ngoại xâm.
by Luxstay

by Luxstay

Lễ hội Cổ Loa ở Hà Nội không chỉ là dịp để nhân dân tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng đã có công dựng và giữ nước mà còn là lễ hội văn hóa đặc sắc với nhiều hoạt động vui chơi thú vị cho mọi người thư giãn sau một năm làm việc vất vả. Du xuân đầu năm mới, bạn đừng bỏ qua Lễ hội này.
by Luxstay

by Luxstay

Lễ hội xuân Núi Bà Đen là một trong những văn hoá lễ hội đặc sắc tại tỉnh Tây Ninh. Lễ hội diễn ra định kỳ hàng năm, thu hút hàng loạt các du khách từ khắp mọi nơi đổ về. Đến với hội xuân Núi Bà, mọi người không chỉ được chiêm ngưỡng khung cảnh tươi đẹp, tận hưởng không khí lễ hội nhộn nhịp, vui tươi mà còn được hoà vào nhịp sống văn hoá tâm linh của người dân nơi đây.
by Luxstay

by Luxstay

Lễ hội Cầu Ngư là một trong những lễ hội Việt Nam nổi tiếng đồng thời cũng là lễ hội lớn nhất ở vùng miền Trung. Vào ngày đầu tháng giêng, những ngư dân tại Thừa Thiên Huế lại tất bật chuẩn bị cho lễ hội cầu ngư. Đây là nghi lễ quan trọng cầu cho sóng yên biển lặng, tôm cá đầy ghe và cuộc sống người chài lưới thêm sung túc.
by Luxstay

by Luxstay

Vào mỗi dịp đầu xuân, ai nấy đều hứng khởi và chờ đón những lễ hội diễn ra tại nhiều nơi. Một trong số những lễ hội truyền thống nổi tiếng được nhiều người biết đến chính là Hội Lim Bắc Ninh.
Hội Lim diễn ra vào đầu xuân năm mới, đây là lễ hội của những làng xã cổ nằm quanh núi Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương. Đây là lễ hội lớn của vùng, thể hiện một cách sâu nhất văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của người dân xứ Kinh Bắc.
by Luxstay

by Luxstay

Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn. Hàng triệu phật tử cùng nhau cúng bái, khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội Chùa Hương, hành trình về một miền đất phật. Nơi trác tích Bồ Tát Quan Thế Âm ứng thiện tu hành, để dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh. Lễ hội chùa Hương từ lâu đã là một truyền thống lễ nghi của dân tộc Việt Nam. Hãy tìm hiểu về lễ hội này trong dịp tết đến xuân về nhé!
by Luxstay

by Luxstay

Là một địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng tại Vũng Tàu, Miếu Bà Ngũ Hành thu hút lượng lớn du khách ghé thăm mỗi năm. Và lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành cũng được xem là một trong những lễ hội nổi tiếng tại thành phố biển xinh đẹp này. Vậy lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành có gì đặc biệt?
by Luxstay

by Luxstay

“Tháng 8 lễ hội Nghinh Ông
Ai đi đâu đó nhớ mong mà về”

Câu ca dao đã đi sâu vào lòng người dân miền biển biển Vũng Tàu, mỗi khi tháng 8 về. Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu diễn ra tại Đình Thắng Tam Vũng Tàu ngày 16, 17, 18/8 Âm lịch hàng năm. Lễ hội thu hút hàng chục ngàn người dân địa phương và du khách tham dự. Lễ hội được duy trì với những nghi thức truyền thống mang đậm nét đặc trưng văn hóa miền biển, đây là dịp để người dân cầu mong bình yên khi đi biển đánh bắt thu hoạch được nhiều sản phẩm.
by Luxstay

by Luxstay

Lễ hội đình thần Thắng Tam Vũng Tàu là lễ hội lớn bậc nhất hàng năm, thu hút rất nhiều người dân bản địa, du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Đình Thắng Tam hiện còn lưu giữ rất nhiều những bộ xương cá voi với niên đại lên đến hơn 100 năm. Theo tín ngưỡng của người của người Việt, ngoài Long, Lân, Quy, Phụng thì cá Ông cũng là một linh vật của người dân vùng biển. Lễ hội đình thần Thắng Tam là một trong những lễ hội nổi tiếng nhất của ngư dân.
by Luxstay

by Luxstay

Lễ hội Yangva là một lễ hội lớn nhất trong năm của người Châu Ro đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Lễ hội này mang ý nghĩa tạ ơn các thần linh đã ban cho cộng đồng Châu Ro vụ mùa no ấm, cuộc sống khỏe mạnh, bình yên.
by Luxstay

by Luxstay

Tour Miền Trung