Lễ hội đền Bạch Mã: Cầu nối giữa quá khứ với hiện tại

Là một trong 4 ngôi đền linh thiêng nhất của xứ Nghệ, đền Bạch Mã được coi là một trong “Tứ linh” của xứ Nghệ “Nhất Cờn – Nhì Quả – Tam Bạch Mã – Tứ Chiêu Trưng”. Hàng năm cứ vào ngày 9 và ngày 10 tháng 02 âm lịch, trong tiết thanh minh trong sáng nhân dân lại tổ chức Lễ hội Đền Bạch Mã.

Nội dung chính

1. Vị trí Đền Bạch Mã

Đền Bạch Mã tọa lạc trên khuôn viên rộng 4.894m2 ở thôn Tân Hà xã Võ Liệt huyện Thanh Chương. Đây là một quần thể kiến trúc đẹp, độc đáo, bố cục hài hòa được chạm khắc nhiều họa tiết tinh xảo theo các đề tài dân gian. Trong điện còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật đồ tế khí quý hiếm, làm tăng thêm giá trị lịch sử, tâm linh của di tích.

Toàn cảnh đền Bạch Mã

2. Vì sao có tên gọi “Bạch Mã”

Bạch Mãgọi theo tên con ngựa trắngtướng Phan Đà thường cưỡi khi ra trận. Khi còn tuổi trẻ Phan Đà đã là cậu bé thông minh, tuấn tú, có tài võ nghệ được nhân dân tin yêu, bạn bè mến phục. Năm 1418 khi Bình Định Vương Lê Lợi về tại Nghệ An, Phan Đà đã toán quân của mình gia nhập vào nghĩa quân của Lê Lợilập được nhiều công lớn, rồi hy sinh trong một trận chiến khi mới 24 tuổi.

Đánɦ giá công lao của ông, sau này Vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đã truy phong cho ông là “Đô thiên Đại Đế Bạch Mã Thượng đẳng phúc thần”, cho lập đền thờ và liệt vào hàng “Điển lễ Quốc tế”, nghĩa là tế lễ theo nghi thức nhà nước do quan triều đình làm chủ tế. Về sau các triều đại phong kiến tiếp tục sắc phong hơn 100 đạo sắc và gia phong ông là Thượng thượng đẳng tối linh tôn thần.

Đền Bạch Mã Nghệ An

3. Lễ hội đền Bạch Mã gắn liền với sự hình thành của đền

Lễ hội đền Bạch Mã gắn liền với sự hình thành của đền, khoảng 500 năm, được Nhà nước Phong kiến liệt vào hàng “Điển lễ Quốc tế, quốc tạo” – nghĩa là quy định lễ tế theo nghi thức nhà nước do quan triều đình làm chủ tế. Theo thông lệ ngày xưa, lễ hội đền Bạch Mã thường tổ chức vào ngày 13 tháng Sáu Âm lịch, được coi là ngày húy của tướng Phan Đà, cũng trùng vào dịp lễ Kỳ phúc Lục Ngoạt. 

Lễ rước trong hội đền Bạch Mã

Khoảng những năm 1945 – 1994, do điều kiện lịch sử, lễ hội được dân làng tổ chức tế lễ đơn giản, không rước kiệu, nhưng riêng trò vật cù diễn lại tích của tướng Phan Đà vẫn được tổ chức quy mô và duy trì đến nay.

Sau khi di tích được xếp hạng di tích quốc gia năm 1994, nhân dân trong xã khôi phục lại lễ hội với đầy đủ các nghi lễ như trước đây. Tuy nhiên, do ngày hội vào đúng dịp nắng nóng cao điểm của miền Trung nên nhân dân trong xã đã chọn ngày 8 – 12 tháng Hai Âm lịch để tổ chức lễ hội, cũng là dịp nhân dân rảnh rỗi, là mùa vạn vật sinh sôi nảy nở.

Vật cù – môn thể thao dân gian tại lễ hội Đền Bạch Mã

4. Lễ hội đền Bạch Mã

Rạng sáng ngày 8lễ Khai quang tẩy uế với nước làm lễ mộc dục được lấy ở hợp lưu sông Rộ, sông Giăng và sông Lam cùng các loại lá thơm. Sau đó, Ban nghi lễ đến phần mộ của Phan Đà tại xóm 4, xã Thanh Long để khai quang, làm lễ. 

Theo tục xưa truyền lại, sau khi ngài Phan Đà qua đời, mộ ngài được an táng tại một bãi đất cao ráo ở Thanh Long và giao cho làng chăm lo hương khói. Việc tổ chức nghi lễ thỉnh mời ngài Phan Đà là một nghi lễ quan trọng trong diễn trình của lễ hội, mặc dù không được tổ chức quy mô, song các thủ tục tế lễ, lễ vật thì không được thiếu. Chủ tế thỉnh mời ngài về dự hội, phù hộ cho thời tiết hanh thông để nhân dân trong vùng và du khách thập phương về dự lễ hội được thuận tiện và gặp nhiều may mắn. Tiếp đó, Ban lễ nghi đến Phủ Ngoại ở thôn Khai Tiến, xã Võ Liệt làm lễ tạ ơn thân sinh của tướng Phan Đà.

Rước kiệu tại Lễ hội đền Bạch Mã

Chiều ngày 9, nhân dân rước bài vị Phan Đà từ đền Bạch Mã về Phủ Ngoại làm lễ và thân mẫu thần về dự hội. Lễ rước vừa để tôn vinh công trạng thần, vừa tạ ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ thần và cũng để phô trương thanh thế của làng. 

Tại các thôn đoàn rước đi qua, nhân dân dựng các điểm nghinh đón có đầy đủ hương án, đồ lễ cỗ chay, cỗ mặn và cử các cụ cao niên có uy tín trong làng với trang phục áo dài khăn đóng truyền thống, đón đoàn rước đi qua để làm lễ bái tạ Thần Phan Đà. Đây cũng là điểm để dân trong thôn đến dâng hương cho thần đồng thời xin được thần ban cho phúc lộc. Đây là nét riêng biệt trong lễ rước thần đền Bạch Mã, thể hiện sự tôn kính, tri ân của nhân dân đối với Ngài. 

Lễ rước thần trong Lễ hội đền Bạch Mã

Ngày 10, dân làng thực hiện lễ Đại tế và lễ tạ, cảm ơn thần linh, thân phụ, thân mẫu đã phù hộ cho hội diễn ra tốt đẹp.

Bên cạnh các nghi lễ truyền thống, hội đền Bạch Mãtrò chơi đặc sắcvật cù, được xem như một tục hèm nhằm tái hiện hành trạng, công tích của tướng Phan Đà trong tuyển mộ binh lính chống quân Minh.

Trò chơi vật cù trong lễ hội đền Bạch Mã

Lễ hội đền Bạch Mã là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, thể hiện đạo lýuống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Lễ hội đền Bạch Mã được tổ chức hàng năm là dịp để cho các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ ôn lại truyền thống đánh giặc ngoại xâm của cha ông, tưởng nhớ và tôn vinh vị tướng Phan Đà đã hy sinh vì đất nước; đồng thời thể hiện cách ứng xử, nếp sống, phong tục tập quán của địa phương.

Trò chơi Chọi gà tại Lễ hội

Lễ hội đền Bạch Mã thể hiện tính cố kết của cộng đồng trong việc tham gia lễ hội, tinh thần đoàn kết, đồng đội trong các trò hội.

Lễ hội đền Bạch Mã: Cầu nối giữa quá khứ với hiện tại
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung