1. Bảo tàng Hùng Vương ở đâu
Bảo tàng Hùng Vương tọa lạc trên 1 quả đồi thuộc xã Hy Cương – Việt Trì – Phú Thọ. Bảo tàng sở hữu nét đẹp kiến trúc độc đáo. Khắc họa rõ nét về một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Mà ai nấy khi trở về đây đều cảm thấy tự hào và xúc động.
Nằm trên đường Trần Phú, bên bờ hồ công viên Văn Lang – trung tâm của thành phố Việt Trì. Bảo tàng Hùng Vương được ví như một “cuốn sử bằng hiện vật”. Thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu và khám phá các giá trị độc đáo, riêng có về lịch sử, văn hóa của vùng đất Tổ cội nguồn.
2. Kiến trúc độc đáo của Bảo tàng Hùng Vương
Được thiết kế mô phỏng theo kiến trúc nhà sàn Bắc Bộ
Bảo tàng Hùng Vương là sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống đặc trưng của văn hóa Đông Sơn. Với bộ mái hình thuyền dốc 4 phía dán ngói đỏ. Xung quanh có hàng cột chống trụ tròn, cao thanh thoát và cầu thang lên đặt ở mặt trước nhà… Tạo nên một diện mạo bề thế mà trang nhã nổi bật trong hệ thống kiến trúc đô thị của thành phố Việt Trì.
Thiết kế dựa trên thế giới quan của dân tộc Việt cổ: trời tròn – đất vuông
Bảo tàng quốc gia Hùng Vương được thiết kế dựa trên thế giới quan của dân tộc Việt cổ với quan niệm trời tròn – đất vuông gồm 2 tầng với diện tích lên đến 1.000m2. Đứng từ trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh nhìn xuống, bảo tàng trông giống như 1 chiếc hộp vuông khổng lồ. Mà đa phần mọi người đều liên tưởng đến sự tích bánh Chưng bánh Dầy.
Tại bảo tàng có gần 700 hiện vật gốc
Với tổng số 4.000 hiện vật được sưu tập, trưng bày ở 5 phòng chuyên đề chính. Khắc họa và làm nổi bật những chủ đề. Như: con người, đất nước thời nguyên thủy. Thời dựng nước. Sự nghiệp dựng nước Văn Lang của các Vua Hùng. Hay khu di tích Đền Hùng cũng như việc thờ cúng Vua Hùng ở trên thềm đất cổ Phong Châu. Tình cảm của nhân dân và sự quan tâm của những chế độ xã hội thời Đền Hùng.
3. Khám phá bảo tàng Hùng Vương – Phú Thọ
Bảo tàng Hùng Vương được phân khu rất rõ ràng để giúp khách tham quan dễ dàng tìm hiểu. Những hiện vật trưng bày tại bảo tàng được lựa chọn theo 4 giai đoạn văn hóa tiêu biểu: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn.
Trong đó, những hiện vật thuộc giai đoạn văn hóa Đồng Đậu được sưu tập vô cùng phong phú. Tất cả những hiện vật đó đã kết nối chúng ta trở về thời xưa của thời đại Hùng Vương. Và hiểu hơn về cuộc sống của người dân thời đó.
Văn hóa Phùng Nguyên
Văn hóa Phùng Nguyên phát hiện vào năm 1959. Đây là giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng ở khảo cổ Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á. Và đây cũng là sự mở đầu cho thời đại đồng thau ở Việt Nam. Là nhân tố quan trọng hình thành nên văn hóa Đông Sơn – văn hóa khởi đầu nhà nước Việt Nam.
Ngay từ khi tìm ra những hiện vật, bảo tàng quốc gia Hùng Vương phối hợp cùng với cơ quan chức năng khai quật. Và đưa về đây lưu giữ, trưng bày. Hiện vật chủ yếu được làm từ chất liệu: xương, sừng, gốm, đá… Với nhiều hình ảnh khác nhau. Và cho thấy trình độ phát triển rất cao về thẩm mỹ. Ý thức, nhận thức của cư dân Phùng Nguyên. Nhờ thế mà những hiện vật tại bảo tàng đã tái hiện lại bức tranh sinh động về thời kỳ lịch sử của thời tiền Hùng Vương.
Văn hóa Đồng Đậu
Cư dân thời kỳ văn hóa Đồng Đậu là cư dân nông nghiệp. Sống định cư và làm ruộng ven chân đồi gò. Chăn nuôi gia súc, khai thác những sản vật tự nhiên để đảm bảo cuộc sống định cư lâu dài. Đặc trưng cơ bản của văn hóa Đồng Đậu là sử dụng công cụ xương, sừng. Để chế tác thành các dụng cụ như mũi tên, mũi lao có ngạnh.
Cuộc sống vật chất và tinh thần của người Đồng Đậu đã rất phong phú. Có sự giao lưu trao đổi giữa các vùng khác ở nước ta. Mối quan hệ nhiều chiều qua lại giữa các vùng là một quá trình tất yếu của quy luật phát triển nhân loại.
Văn hóa Gò Mun
Đây là văn hóa tiếp nối giữa văn hóa Phùng Nguyên và Đông Sơn. Văn hóa Gò Mun đã phản ánh rất chân thực qua những hiện vật được trưng bày tại bảo tàng.
Những hiện vật văn hóa Gò Mun chủ yếu được làm từ chất liệu: đồ gốm, đồ đá, đồ đồng. Không những phong phú về chất liệu mà còn đa dạng về loại hình công cụ, đồ dùng, sinh hoạt cũng như nghệ thuật trang trí. Đặc trưng nhất là công cụ sinh hoạt của 3 chất liệu đồ đồng, đồ đá, đồ gốm.
Văn hóa Đông Sơn
Là giai đoạn tái hiện rất sinh động khi tại bảo tàng được trưng diện những hiện vật từ những di chỉ khảo cổ học như: làng cả, gò De… Nền văn hóa này có nhiều loại hình di chỉ cư trú, di chỉ xưởng, di chỉ mộ táng… Trong đó đồ đồng là di vật đặc trưng nhất.
Những chiếc trống đồng – di vật lịch sử vô cùng đặc sắc và độc đáo. Chúng ta còn thấy được nhiều sinh hoạt văn hóa, kinh tế của thời kỳ này. Như: giao thông vận tải thời Hùng Vương là đường thủy. Thế nên, con thuyền Đông Sơn trên trống đồng chính là hình ảnh thân thuộc của con người Việt Nam với dòng sông, bến nước, cây đa.
Bảo tàng Hùng Vương ngay tại khu di tích Đền Hùng đã đáp ứng được sự kỳ vọng của người Việt Nam cả trong và ngoài nước mỗi khi về đất Tổ.
Bảo tàng đã khắc họa được lịch sử hào hùng của dân tộc. Góp phần giới thiệu về khu di tích đền Hùng. Thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Cùng những tình cảm của mỗi người dân Việt Nam đối với các vua Hùng…
Bên cạnh đó, Bảo tàng còn giúp khách quốc tế hiểu được nguồn cội dân tộc Việt Nam, văn hóa truyền thống Việt Nam, đạo lý của con người Việt Nam để thêm yêu mến và ngưỡng mộ.