Đại Nội Huế – Kiến trúc của một thời vàng son, rực rỡ

Huế vốn nổi tiếng là vùng đất cố đô mang vẻ đẹp trầm lắng, lãng mạn, nơi in dấu bao thăng trầm lịch sử của dân tộc. Đại Nội Huế chính là một trong những địa điểm ghi dấu ấn văn hóa lẫn kiến trúc độc đáo mà bạn chắc chắn không thể bỏ qua khi đến với Cố đô Huế.

Nội dung chính

1. Đại Nội Huế ở đâu

Đại Nội Huế ở đường 23/8, phường Thuận Hòa, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nằm ở bên bờ dòng sông Hương, Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới và còn lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của nét phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm trước. Đại Nội Huế là cụm di tích bao gồm Hoàng Thành (nơi vua thiết triều và làm việc) và Tử Cấm Thành (nơi sinh hoạt của vua và hoàng tộc).

Khung cảnh Đại Nội Huế từ bên ngoài

2. Nên đi tham quan Đại Nội Huế lúc nào

Tháng 1, 2: Đây là mùa xuân ở Huế, nên thời tiết có thể đánh giá là dễ chịu nhất trong năm, rất thích hợp để đi tham quan các di tích lịch sử. Thời tiết nắng gắt vào mùa hè, tháng 5-7 hay lạnh cóng vào mùa đông từ tháng 10-12 cũng không hợp lý để đi tham quan, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Tháng 4, 5: Đây là thời điểm diễn ra lễ hội Festival Huế được tổ chức 2 năm một lần. Đến Huế vào thời điểm này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh, rực rỡ của Đại Nội Huế về đêm, vừa khám phá được các giá trị văn hóa, lịch sử đã biết được từ sách vở.

Chú ý: Tháng 5-7 là mùa du lịch biển ở Huế hay tháng 8 là mùa thu ở Huế. Tuy nhiên, thời tiết ở những tháng này lại không ổn định, lúc nắng lúc mưa. Nên đôi lúc sẽ cản trở cho chuyến tham quan của bạn.

3. Cách di chuyển đến Đại Nội Huế

Đại Nội Huế nằm ngay gần trung tâm thành phố Huế, đường đến Đại Nội Huế cũng rất dễ dàng nên bạn có thể chọn cho mình một phương tiện hợp lý để di chuyển. Bạn có thể lựa chọn đạp xe đạp, thuê xích lô để vừa di chuyển vừa ngắm cảnh. Nếu bạn đi theo gia đình có con nhỏ thì taxi là phương tiện di chuyển phù hợp nhất. Xe máy là phương tiện được nhiều bạn trẻ lựa chọn vì thuận tiện, giá thành hợp lý, chủ động khi tham quan Đại Nội Huế và kết hợp các điểm khác trong thành phố Huế.

Di chuyển bằng xích lô

Để đi tới Đại Nội Huế, từ trung tâm thành phố bạn đi dọc theo bờ nam sông Hương, đến khu vực cầu Trường Tiền hoặc là cầu Phú Xuân, sau đó đi qua Bạch Hổ rồi đi theo hướng đường Quảng Đức là tới nơi Đại Nội Huế.

4. Đại Nội Huế – kiến trúc của một thời vàng son, rực rỡ

Đại Nội Huế không chỉ là nơi hội tụ vẻ đẹp về văn hóa, kiến trúc mà còn lưu giữ những điều bí mật về chốn thâm cung của các vị vua triều Nguyễn. Đại Nội Huế cũng là một trong các di tích nằm trong cụm Quần thể Di tích cố đô Huế, đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.

Xét theo lịch sử Việt Nam thời cận đại, Đại Nội Huế (Kinh thành Huế) được cho là công trình có quy mô đồ sộ nhất, với sự tham gia thi công, xây dựng của hàng vạn lượt người, hàng triệu mét khối đất đá cùng với một lượng công việc khổng lồ từ đào hào, lấp sông, dời mộ, di dân, đắp thành. Với một quá trình kéo dài suốt 30 năm, dưới thời trị vì của 2 đời vua là vua Gia Long và vua Minh Mạng.

Đại Nội Huế được phân thành hai khu vực Hoàng Thành và Tử Cấm Thành

Đại Nội Huế bao gồm 2 lớp vòng thành, đầu tiên là Hoàng Thành, là vòng thành thứ hai của Kinh Thành Huế, nơi ở các vua cùng Hoàng Gia, cũng là nơi triều đình làm việc. Bên cạnh đó, Hoàng Thành cũng được chọn làm nơi để thờ tổ tiên cùng các vị vua nhà Nguyễn. Bên trong Kinh Thành Huế được bố trí 4 mặt ở 4 cửa, cửa chính gọi là Ngọ Môn. Ở bên trong còn có Điện Thái Hòa, nơi để thiết triều và Tử Cẩm Thành, chính là nơi sinh hoạt ăn ở các vua và hoàng tộc.

Giờ đây, khi đã trải qua một khoảng thời gian dài bị chiến tranh tàn phá, các công trình kiến trúc bên trong Đại Nội Huế còn lại khá ít ỏi, chưa đầy một nửa so với ban đầu. Song, Đại Nội Huế vẫn còn giữ được những dấu tích quan trọng, chứng minh cho nền lịch sử đặc sắc của các triệu đại vua chua Nguyễn suốt hàng trăm năm.

5. Lịch sử xây dựng Đại Nội Huế

Nói về lịch sử hình thành của Đại Nội Huế, đã trải qua rất nhiều sự thay đổi ngôi vị của các vua chua. Từ thời các chúa Nguyễn, đã chọn Huế làm thủ phủ Đàng Trong, từ năm 1687 đến năm 1774. Đến năm 1788, khi vua Quang Trung Nguyễn Huệ lên ngôi, cố đô Huế đã trở thành thủ đô của triều đại Tây Sơn. Đến năm 1802, khi Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long. Từ đó mở ra một vương triều nhà Nguyễn kéo dài suốt 143 năm.

Lịch sử sách ghi lại, Kinh thành Huế, hay chính là Đại Nội Huế, được vua Gia Long cho bắt đầu xây dựng từ năm 1804, thế nhưng cho đến mãi năm 1833, vua Minh Mạng mới hoàn thành xong các hạng mục. Hiện tại, Đại Nội Huế có vị trí phía Nam giáp với đường Trần Hưng Đạo và đường Lê Duẩn, phía Bắc giáp với đường Tăng Bạt Hổ, phía Tây giáp với đường Lê Duẩn và phía Đông là đường Xuân 68.

Đại Nội Huế về đêm

Toàn bộ Đại Nội có mặt gần như vuông, mỗi bề khoảng 600m, được xây bằng gạch, cao 4m, dày 1m, có tất cả 4 cửa để ra vào. Trong đó, Ngọ Môn ở phía Nam được xem là cửa chính. Đại Nội cùng với tất cả các hệ thống cung điện ở bên trong, đều được bố trí theo một trục đối xứng, trong đo trục giữa chỉ dành riêng cho các công trình cho vua. Riêng các công trình xung quanh, đều được tuân thủ theo nguyên tắc “Tả nam hữu nữ”, “Tả văn hữu võ”.  Dù các công trình đều được xây dựng ở bên trong Hoàng Thành Huế. Nhưng tất cả đều được đặt xen lẽ giữa thiên nhiên, từ vườn hoa, hồ lớn nhỏ, các hòn đảo, cầu đá cho đến các loại cây tỏa bóng mát quanh năm.

6. Khám phá Đại Nội Huế

Các di tích bên trong Hoàng Thành ở Đại Nội Huế

Cổng Ngọ Môn

Cổng Ngọ Môn được biết đến là 1 trong 4 cổng của Kinh Thành Huếlà cổng chính, nằm ở phía Nam, có vị trí nhìn ra sông Hương vô cùng thơ mộng. Cùng với cầu Tràng Tiền, Kỳ Đài, chùa Thiên Mụ thì cổng Ngọ Môn cũng là một trong những di tích tiêu biểu của Huế.

Cổng Ngọ Môn có đến 5 cửa, cửa chính ở giữa là dành riêng cho vua đi, hai cổng bên cạnh cửa chính là dành cho các quan văn, quan võ. Riêng hai công ngoài cùng là khu vực dành cho binh lính và ngựa đi theo hầu. Dù là cổng chính, tuy nhiên Ngọ Môn lại rất hiếm khi được sử dụng. Bởi cổng chỉ mở vào những dịp đặc biệt, có nghi thức cao như có đoàn ngự giá hay đón tiếp các sứ thần quan trọng từ các nước. Phía trên cổng Ngọ Môn đó chính là Ngũ Phụng Lầu, được dựng bằng gỗ kim, là nơi để tổ chức các lễ lớn trong triều đình. Khu vực này chia làm 2 tầng có có tất cả 9 bộ mái, trong khi mái ở giữa được lớp màu vàng, còn 8 mái còn lạ lợp màu xanh. Các tiểu tiết tại Ngũ Phụng Lầu như bờ quyết, bờ nóc hay hồi mái đều được trang trí với nhiều họa tiết đặc sắc, tinh xảo.

Cổng Ngọ Môn

Ngọ Môn không chỉ có vị trí đặc biệt quan trọng mà còn thể hiện cho kỹ thuật cùng trình độ xây dựng lúc bấy giờ. Nó được xem như một kiệt tác, một kiến trúc đỉnh cao của Kinh Thành Huế, nơi đã từng lưu lại những dấu mốc vàng song của vườn triều phong kiến.

Điện Thái Hòa

Cùng với Sân Đại Triều Nghi, Điện Thái Hòa chính là nơi để tổ chức các buổi triều quan trọng của triều đình như lễ Đăng Quang, sinh nhật hay những buổi đón tiếp các sư thần nước ngoài. Riêng các buổi đại triều, được tổ chức 2 lần mỗi tháng, vào mồng 1 và 15 âm lịch

Điểm nhấn của Điện Thái Hòa có lẽ chính là ở lối kiến trúc “nhà kép”, nghĩa là nhà nối liền nhà, mái nối liền mái. Điện được xây cao hơn sân chầu 1km. Không gian bên trong điện có một tấm bảng lớn, khắc 3 chữ vàng “Thái Hòa Điện”, bên phần sườn của điện được làm 100% từ gỗ lim. Hệ thống 80 cột trụ đỡ đều được trang trí rồng uốn lượn rất đẹp mắt.

Điện Thái Hòa mang đậm kiến trúc Cung Đình Huế

Phía trong cùng của điện chính là nơi đặt ngai vàng của nhà vua, ở vị trí ba tầng bệ gỗ. Mọi thứ ở đây đều được dát vàng rất sang trọng, bắt mắt. Các tuồng gỗ ở nhà trước cũng được sơn son thếp vàng, chậm trổ rất tinh xảo. Riêng phần trần ở phía trên có rất nhiều lồng đèn lớn, trang trí thơ văn, hình ảnh cách điệu. Riêng phần mái cũng được thiết kế giống như Cổng Ngọ Môn, toàn bộ được lớp ngói hoàng lưu ly.

Các di tích bên trong Tử Cẩm Thành ở Đại Nội Huế

Đại Cung Môn

Đây được biết đến là cửa chính đi vào Tử Cấm Thành, với tất cả 5 gian, 3 cửa. Cửa chính chỉ dành cho vua, mặt sau hai bên có hành lang, nối với Tả Vu, Hữu Vu. Hiện nay, công trình này đã bị phá hủy trong chiến tranh, đang được Trung tâm bảo tồn Di Tích Huế nghiên cứu chuẩn bị phục dựng.

Đại Cung Môn được phục dựng từ ảnh đen trắng

Tả Vu và Hữu Vu

Là hai tòa nhà, nằm ngay đối diện điện Cần Chánh. Nếu như Tả Vu là các tòa nhà được xây dựng cho các quan văn, thì Hữu Vu là nơi dành cho các quan võ. Việc cho xây dựng Tả Vu, Hữu Vu nằm mục đích là khu vực để các các chuẩn bị nghi thức trước các buổi thiết triều, cũng là nơi tổ chức các cuộc thi đình và yến tiệc. Tả Vu, Hữu Vu hiện vẫn là một trong số ít những công trình còn sót lại sau chiến tranh. Trong khi Tả Vu giờ đây dùng làm mục đích để trưng bày các hiện vậy, thì Hữu Vu lại là nơi để du khách có thể đến tham quan, chụp hình.

Tả Vu – Hữu Vu là một trong số công trình còn sót lại sau chiến tranh

Điện Cần Chánh

Đây là nơi để vua thiết triều, nằm thẳng hàng với Điện Thái Hòa theo hướng Bắc Nam, có vị trí phía sau Đại Cung Môn. Trong toàn bộ Tử Cấm Thành, Điện Cần Chánh được xem là điện có kết cấu gỗ đẹp và lớn nhất. Toàn bộ cột gỗ đều được làm bằng gỗ lim, bộ khung ở bên trên đều được chạm trổ rất tinh xảo, công phu.

Điện Cần Chánh

Và thời vua Nguyễn, Điện Cần Chánh được chọn làm nơi để đón tiếp các sứ bộ quan trọng, là nơi để tổ chức các buổi tiệc tùng. Nơi đây trước kia còn là nơi trưng bày rất nhiều các đồ vật quý hiếm, được xem như bảo vật quốc gia như đồ sứ Trung, các hòm bằng vàng và ngọc. Đến năm 1947, ngôi điện này đã bị phá hủy hoàn toàn.

Thái Bình Lâu

Nếu như Điện Càn Thành, nơi ở của vua đã bị phá hủy thì Thái Bình Lâu, nơi để vua đọc sách, làm thơ thì vẫn còn. Công trình này được xây dựng từ năm 1919, đến năm 1921 thì hoàn thành. Phía trước có đề 3 chữ Thái Bình Lâu cùng với hai bài văn do vua Khải Định viết.

Thái Bình Lâu vẫn giữ được nét đẹp và lối kiến trúc xưa

Đây là nơi để vua ngâm thơ, đọc sách. Thái Bình Lâu là một công trình kép, bao gồm các công trình nhỏ như tiền sảnh, chính doanh, hậu doanh nối liền với nhau. Kiến trúc nổi bật ở đây chính là khu vực chính doanh, được lớp bằng ngói âm dương, kết hợp tráng men vàng nhìn cực kỳ lỗng lẫy. Nghệ thuật hoa viên và khảm sành sứ cũng được thể hiện rõ nét.

Kiến trúc nội thất cổ bên trong Cung Diên Thọ

Cung Diên Thọ

Đây chính là nơi mà các hoàng hậu cùng các thái hoàng thái hậu ở, nằm ở phía Tây Tử Cấm Thành. Cung Diên Thọ cũng được xem là công trình kiến trúc cung điện quy mô nhất còn sót lại tại cố đô Huế. Sở hữu diện tích lên đến 17.500m2, Cung Diện Thọ là sự kết nối của nhiều công trình nhỏ như điện Thọ Ninh, Diên Thọ Chính điện, lầu Tịnh Minh… bằng các hành lang có mái che. Kể từ khi nhà Nguyễn sụp đổ vào năm 1945, dù các công trình khác bị phá hủy song toàn bộ khu vực cung Diên Thọ vẫn còn gần như nguyên vẹn.

Cung Diên Thọ – nơi ở của Hoàng Thái Hậu

7. Khám phá ẩm thực Huế

Đến Huế, sau khi ghé thăm Đại Nội, du khách nên dành một ít thời gian để bắt đầu hành trình khám phá nét ẩm thực đặc sắc của xứ Huế. Không chỉ nổi tiếng bởi các món ăn cung đình mà ẩm thức Huế cũng được nhắc đến các món ăn dân dã. Cũng bởi vì ảnh hưởng một phần nào đó từ lối ẩm thực cung đình từ các thời vua chúa, mà người Huế cũng có thói quen ăn ít, nhỏ, cứ như ăn “lấy hương lấy hoa” vậy.

Bún bò Huế

Bún bò là món ăn tiêu biểu của ẩm thực xứ Huế.  Ở Huế, nổi tiếng nhất có lẽ là món bùn bò, cũng là món ăn truyền thống của vùng đất này. Nói đến các món ăn lót dạ xế chiều thì có bèo, lọc, nậm, món ăn bày bán rất nhiều ở chợ cũng như các con hẻm nhỏ. Hay nói đến Huế, thì khó lòng mà bỏ qua món cơm hến, bún hến rất đỗi nổi tiếng, ngon nhất vẫn là ăn ở khu Cồn Hến.

Nét đẹp cổ kính của Cố đô Huế khiến du khách thích thú

Đại Nội Huế, giờ đây không chỉ là nơi lưu giữ những bí mật về chốn thâm cung bí sử của triều đình nhà Nguyễn mà còn là một điểm lưu giữ nhiều nét văn hóa, lịch sử có giá trị to lớn. Đây cũng được cho là công trình tiêu biểu nhất ở Huế, là điểm đến hấp dẫn không chỉ với khách trong nước mà còn là khách nước ngoài.

Đại Nội Huế – Kiến trúc của một thời vàng son, rực rỡ
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung