Hành hương về vùng đất linh thiêng núi Sam Châu Đốc

Nhắc tới An Giang, người ta thường hay nghĩ tới những hàng cây thốt nốt và phong cảnh bình yên thu hút khách du lịch khắp nơi. Không những thế, ở đây còn làm du khách đắm say với những mùa lúa chín đẹp. Vì thế mà An Giang là một trong những địa chỉ hot được nhiều du khách tìm đến khi quyết định khám phá miền tây. Ở An Giang, có một khu du lịch tâm linh mà bất kỳ du khách nào cũng ghé qua cầu nguyện, đó là khu du lịch núi Sam Châu Đốc.

Nội dung chính

1. Nguồn gốc và lịch sử hình thành Khu du lịch Núi Sam

Núi Sam được dân địa phương hay gọi với cái tên Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn. Trên núi Sam và xung quanh núi có rất nhiều chùa với miếu. Nhưng thu hút khách du lịch đến nhiều nhất vẫn là Miếu Bà chúa Xứ. Còn Chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Hang là những hạng mục trong khu di tích lịch sử văn hoá núi Sam. Những điểm tham quan này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di tích cấp Quốc gia.

Pháo đài trên đỉnh núi Sam

Nói về hai cái tên mới của Núi Sam, mỗi cái đều có một nguồn gốc lịch sử riêng. Như Vĩnh Tế Sơn là do Vua Minh Mạng đặt cho. Cái tên này nhằm ghi công của Thoại Ngọc Hầu đã hoàn thành việc đào kênh Vĩnh Tế vào năm 1819 đến 1824. Còn tên Ngọc Lãnh Sơn: Ngọc nghĩa là con sam, sơn nghĩa là núi. Theo truyền miệng từ bà con khu vực này thì cái tên núi Sam được đặt là vì hình thù của núi giống như con sam. Con Sam với cái đầu quay về hướng Tịnh Biên. Cũng có 1 truyền thuyết khác nói rằng là ngọn núi này nhiều con Sam sinh sống nên nó mới có tên là núi Sam.

2. Núi Sam ở đâu

Nếu đã từng đi du lịch An Giang, đến thành phố Châu Đốc, chắc hẳn bạn sẽ thấy một dãy núi to lớn, độc nhất nằm sừng sững gần ngay trung tâm thành phố, đó chính là núi Sam. Nằm ở độ cao 284 mét so với mặt nước biển, đây là nơi đang được khai thác và đưa vào phát triển du lịch với nhiều công trình, di tích nổi tiếng.

Đặc biệt, từ dưới chân núi lên đến đỉnh, nơi đây quy tụ đến gần 200 trăm đèn, chùa, miếu với tập tục, sự tích, kiến trúc, văn hóa khác nhau. Sự đa dạng này đã tạo nên nét đặc sắc tâm linh cực kì thú vị tại núi Sam Châu Đốc.

Đường lên đỉnh núi Sam

3. Hướng dẫn đường đi núi Sam Châu Đốc

Núi Sam cách trung tâm thành phố Châu Đốc chỉ vài km về hướng tây và trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 62km về hướng tây bắc. Nếu bạn đang ở Sài Gòn thì có thể bắt xe xuống Châu Đốc hoặc Long Xuyên rồi đi theo các tuyến đường sau.

– Từ thành phố Long Xuyên, các bạn đi dọc theo tuyến quốc lộ 91 tới thành phố Châu Đốc, rồi đi thêm vài km nữa là đến với Khu du lịch Núi Sam.

– Từ thành phố Châu Đốc, các bạn cũng đi theo quốc lộ 91 cũ khoảng 6km là đến Khu du lịch Núi Sam.

4. Khám phá khu du lịch núi Sam

Nếu bạn quyết tâm khám phá núi Sam thì nên đi dọc theo con đường mòn dẫn lên núi. Cung đường này rất đẹp với dọc hai bên đường cây cối xanh tốt. Bạn có thể vừa đi và vừa tận hưởng khung cảnh thiên nhiên yên bình. Không những thế dọc đường đi lên núi bạn sẽ thấy có nhiều loài hoa, nổi bật nhất là ti gôn rực rỡ và quý phái. Hay những đoạn rừng tầm vông xanh mát đu đưa theo gió, văng vẳng đâu đó là tiếng chim hót. Bạn hãy cố gắng chậm rãi vừa đi vừa tận hưởng vẻ đẹp thanh tĩnh nên thơ. Tận hưởng nơi mà chẳng có ồn ào khói bụi như phố thị.

Ngắm nhìn toàn Châu Đốc từ trên đỉnh núi Sam

Nhìn từ xa, ngọn núi có dáng dấp giống như một con Sam đang nằm trải mình giữa cánh đồng trải rộng mênh mông. Đặc biệt, nhằm phục vụ các nhu cầu của khách du lịch nên đã hình thành khu du lịch Núi Sam. Không chỉ sở hữu những cảnh quan hữu tình mà còn có rất nhiều những di tích có kiến trúc, văn hóa đẹp mắt đã khắc sâu vào tâm linh người dân An Giang.

Miếu Bà Chúa Xứ

Đây là điểm tham quan mà bất kì người dân Nam Bộ nào củng biết đến. Miếu Bà tại An Giang nằm ngay dưới chân núi Sam nổi danh là điểm du lịch tâm linh vô cùng linh thiêng. Nơi đây thu hút hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước tham quan, lễ bái hàng năm. Miếu Bà Chúa xứ được thiết kế với kiến trúc hoa sen nở. Nó được đặt nằm trong một không gian rộng lớn tịnh yên và thơ mộng. Miếu với mái tam cấp ba tầng, ngói xanh cùng với các hoa văn đậm nét nghệ thuật, khá đặc sắc. Nó thật nổi bật với những nét trạm trổ tinh tế công phu. Tô điểm thêm là những bức hoành phi vàng son càng làm tăng thêm sự cổ kính, tôn nghiêm.

Miếu Bà Chúa Xứ

Lễ Vía Bà Chúa Xứ ở Núi Sam diễn ra từ ngày 22 đến 23 tháng 4 âm lịch. Đây là lễ hội cấp quốc gia lớn nhất Nam Bộ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của cư dân Miền Tây. Nơi đây đón tiếp rất đông đảo du khách đến cúng bái, xin phúc cầu may đầu năm. Nó vô tình tạo nên một không gian lễ hội sôi nổi và náo nhiệt tại khu du lịch núi Sam.

Check-in tại Miếu Bà Chúa Xứ

Chùa Tây An

Chùa Tây An nằm trong Khu du lịch Núi Sam. Đây là ngôi chùa này kết hợp giữa lối kiến trúc nghệ thuật Ấn Độ và cổ truyền dân tộc Việt Nam. Đã có rất nhiều du khách đến đây tham quan và chụp hình sống ảo. Điểm đặc biệt nhất là chùa Tây An được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia cần được bảo tồn. Chùa Tây An có mặt chính với ba ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành với màu sắc sặc sỡ. Bên trong ngôi chùa được trang trí bởi những hoa văn và đường nét đan xen nhau một cách hài hòa.

Chùa Tây An

Lăng Thoại Ngọc Hầu

Đây là một công trình kiến trúc được xây dựng từ thời nhà Nguyễn thuộc Khu du lịch Núi Sam. Đây là một điểm du lịch bề thế mà còn là điểm tham quan văn hóa, lịch sử. Trong đền có nhiều bảo vật có giá trị khác như văn bia, những bức hoành phi, liễn đối, văn tế, những áng văn thơ hùng tráng… Tất cả nhằm ca ngợi công đức những bậc tiền nhân. Và nhằm mục địch gợi lên một thời oanh liệt của ông cha trong những năm tháng đi khai hoang, mở mang bờ cõi. Giữa đền là tượng bán thân Thoại Ngọc Hầu, với đủ cân đai áo mão như lúc đương triều. Lăng Thoại Ngọc Hầu được nhà nước công nhận là di tích cấp Quốc gia.

Lăng Thoại Ngọc Hầu

Chùa Hang

Chùa Hang được dân địa phương gọi với cái tên khác là chùa Phước Điền. Chùa được xây dựng trong khoảng thời gian năm 1840–1845. Cho đến nay chùa Hang có niên đại hơn 100 năm tuổi. Chùa có kiến trúc rất độc đáo, lại có địa thế nằm ở lưng chùng núi. Nó vô tình đã tạo cho ngôi chùa một khung cảnh thanh bình và vô cùng thanh tịnh. Tạo cho các Phật tử đến viếng chùa sẽ có cảm giác đang ngao du ở chốn bồng lai tiên cảnh. Bạn sẽ chớp được rất nhiều góc ảnh với lưng chừng trời vậy. Đảm bảo cảnh vật thiên nhiên nơi đây sẽ giúp bạn tha hồ sống ảo.

Tuyệt cảnh Chùa Hang

5.  Ăn gì khi đi núi Sam Châu Đốc

Ngoài các khu di tích lịch sử tuyệt đẹp, ngã Ba nơi chân núi Sam Châu Đốc còn là nơi có nền ẩm thực khá phong phú để phục vụ khách du lịch. Đến đây, đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức các món ngon miền Tây vô cùng hấp dẫn như:

Nước thốt nốt lạnh

An Giang là vương quốc của loại cây thốt nốt. Vì thế, dọc đường bạn sẽ bắt gặp khá nhiều nơi bán loại nước uống thơm ngon làm từ trái này. Thốt nốt sau khi bổ đôi được lọc lấy phần cơm mềm dẻo, ngọt ngọt, khi uống sẽ pha cùng đường được lấy từ ngọn của cây, nên có mùi thơm cực kì đặc trưng. Đi núi Sam vào tháng 3, tháng 4 nắng lớn, uống ly nước thốt nốt mát lạnh thì ngon mê ly!

Nước thốt nốt

Lẩu mắm

Ở An Giang nói riêng và miền Tây nói chung, lẩu mắm là món mà rất nhiều người đều phải lòng ngày từ lần thưởng thức đầu tiên. So với lẩu ở miền Nam, lẩu mắm có vị khá đậm đà. Nước lẩu được làm từ mắm cá linh hoặc mắm cá sặc, trong nồi lúc nào cũng đầy sắp hải sản tôm, mực, nghêu sò nên vô cùng ngọt nước.

Lẩu mắm miền Tây

Tuy nhiên, điểm nổi bật nhất của món ăn này chính là khi được ăn cùng bông điên điển. Từ nhúm hoa vàng ươm được nhúng vào nồi nước sôi bốc khói, khi ăn chung với mắm tạo ra hương thơm vừa thanh thanh như mùi của mật hoa, vừa đắng đắng giòn giòn rất lạ miệng.

Bánh bò thốt nốt

Đặc sản của An Giang là thốt nốt, vì thế không quá ngạc nhiên khi hầu như món ăn nào ở đây cũng tận hương vị từ loại trái đặc biệt này. Bánh bò thốt nốt Châu Đốc ngoài lớp bột bánh mềm dẻo còn mang vị ngọt thơm cực kì đặc biệt. Chiếc bánh không quá to, chỉ cầm gọn trong lòng bàn tay nhưng lại vô cùng hấp dẫn.

Bánh bò thốt nốt

Bún cá Châu Đốc

An Giang là cái rốn của vùng lũ, vì thế không chỉ mùa nước nổi, quanh năm ở đây đều có cá tôm dồi dào, tươi rưới. Bún cá ở đâu cũng có, nhưng riêng ở Châu Đốc lại mang hương vị đặc biệt vì được nấu chung với mắm. Khi ăn, người ta thường dùng kèm với bắp chuối và bông điên điển, tạo nên hương thơm vô cùng đặc biệt.

Bún cá
Tuyệt cảnh núi Sam

Với khung cảnh núi rừng rợp mát cây xanh, du khách không chỉ được tận hưởng một bầu không khí trong lành, yên tĩnh mà còn lưu lại những bức ảnh tuyệt đẹp và thưởng thức nhiều món ăn đặc trưng vùng miền. Đứng từ trên đỉnh núi Sam, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh Châu Đốc và kênh Vĩnh Tế thu gọn trong tầm mắt. Thời gian sắp tới bạn đã có kế hoạch gì chưa? Sao không làm một chuyến đến khu du lịch núi Sam nhỉ?!

Hành hương về vùng đất linh thiêng núi Sam Châu Đốc
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung