Về Vũng Tàu tham gia Lễ hội đình thần Thắng Tam

Lễ hội đình thần Thắng Tam Vũng Tàu là lễ hội lớn bậc nhất hàng năm, thu hút rất nhiều người dân bản địa, du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Đình Thắng Tam hiện còn lưu giữ rất nhiều những bộ xương cá voi với niên đại lên đến hơn 100 năm. Theo tín ngưỡng của người của người Việt, ngoài Long, Lân, Quy, Phụng thì cá Ông cũng là một linh vật của người dân vùng biển. Lễ hội đình thần Thắng Tam là một trong những lễ hội nổi tiếng nhất của ngư dân.

Nội dung chính

1. Đôi nét về Đình thần Thắng Tam Vũng Tàu

Đình thần Thắng Tam ở đâu

Ngôi đình này tọa lạc ở ngay tại số 77 phố Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam – một trong những con phố gần với bãi sau Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Do đó, nơi đây không chỉ được người dân địa phương biết đến mà ngay cả du khách thập phương cũng thường xuyên ghé tới.

Hiện nay, bên trong ngôi đình cổ này có 3 tích được nhà nước xếp hạng bao gồm: Đình Thần Thắng Tam, miếu Ngũ Hành và lăng Cá Ông.

Đình thần Thắng Tam

Thời gian diễn ra Lễ hội đình thần Thắng Tam Vũng Tàu

Lễ hội Nghinh Ông – Đình thần Thắng Tam diễn ra từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 2 (lịch âm) tại đình Thắng Tam.

Lễ hội Nghinh Ông là dịp để ngư dân cầu mong bình yên khi đi biển, đánh bắt được nhiều tôm cá, cuộc sống được no ấm thịnh vượng, hạnh phúc. Đây cũng là dịp để ngư dân tạ ơn nghề biển.

2. Đường đi đến đình thần Thắng Tam Vũng Tàu

Từ phía công viên Bãi Trước Vũng Tàu, bạn đi dọc theo hướng đường Hạ Long đến đường Thùy Vân Bãi Sau. Sau đó, nhìn đối diện công viên cột cờ thì rẽ vào phố Hoàng Hoa Thám. Từ đây, đi thêm một đoạn sẽ đến ngôi đình.

Hoặc bạn cũng có thể di chuyển từ phía công viên Bãi Trước vào đường Trương Công Định. Khi nào thấy ngã tư thì rẽ phải vào phố Hoàng Hoa Thám.

3. Nguồn gốc lịch sử của Lễ hội

Lễ hội đình thần Thắng Tam Vũng Tàu là dịp lớn trong năm. Đây là dịp quan trọng của người dân vùng biển để tri ân Ông Cá voicầu bình an. Lễ hội này đã diễn ra từ hàng trăm năm nay.

Bên trong Đình thần Thắng Tam

Khu di tích Thắng Tam gồm có lăng Ông Nam Hải, miếu Bà Ngũ Hànhđình thần Thắng Tam. Đây là 3 khu vực tượng trưng cho ba người đã lập nên làng. Ba người lập nên làng Thắng là 3 vị dẫn đầu thuyền binh đến bình định ngoại xâm, lập nên làng xã để sinh sống. Sau khi 3 ông mất, vua Gia Long đã truy phong cho 3 ông. Và hàng năm thì người dân Vũng Tàu vẫn cảm tạ công ơn của các ông bằng việc tổ chức lễ hội với quy mô lớn và nhiều điểm đặc sắc.

4. Diễn biến Lễ hội đình thần Thắng Tam Vũng Tàu

Vào tháng 2 âm lịch, người dân Vũng Tàu sẽ tổ chức lễ hội đình Thắng Tam, nét văn hóa tín ngưỡng đặc biệt này diễn ra từ ngày 15 đến ngày 18 (lịch âm) tại đình Thắng Tam. Lễ hội chính thức bắt đầu vào chiều ngày 17/2 âm lịch, người dân sẽ mặc trang phục xưa và hóa trang để nghinh Cá Ông về làm lễ.

Các vị bô lão áo the khăn đóng dẫn đầu đoàn nghinh

Các vị bô lão áo the khăn đóng, cầm cờ, cầm chướng dẫn đầu đoàn nghinh. 8 nam thanh niên khiêng kiệu. Ngư dân chuẩn bị hàng chục chiếc ghe đánh bắt lớn nhỏ có trang trí hoa và cỡ rực rỡ. Đi trước ghe là những chiếc thuyền rồng lớn với cả ngàn người theo đoàn. Nhiều nhân vật hóa trang như Phước, Lộc, Thọ, Tề Thiên Đại Thánh, Bát Giới, Sa Tăng,.. nhún nhảy quanh kiệu. Mọi người đều ăn mặc chỉnh tề và rạng rỡ, vừa đi vừa đánh chiêng, trống vang dội. Đoàn đi từ Bãi Trước qua khắp các con phố của Vũng Tàu như Lê Lợi, Quang Trung, Trưng Trắc, Hoàng Hoa Thám, mũi Nghinh Phong hướng ra biển để làm lễ rồi quay trở lại đình Thắng Tam.

Lễ hội Đình thần Thắng Tam

Người dân sẽ bày lễ để dâng rượu, hương, hoa cúng để tế thần biển, xin phép được rước Ông về – gọi là lễ Khai nghinh thủy tưởng. Lễ này bắt đầu sau khi gióng 3 hồi chiêng xong, 1 vị bô lão được mọi người kính trọng sẽ lên thắp hương.

Hầu hết các lễ hội lớn của miền Trung đều có đoàn lân sư rồng lên biểu diễn góp vui cũng như tăng thêm thanh thế cho đoàn. Tiếp đó là lễ cầu ngư, lễ tế Nam Hải Cự Tộc Chi Thần, lễ xây chầu đại bội, lễ cúng tiên hiền,… Ngoài ra, hàng loạt các hoạt động diễn tuồng, hát bả trạo, hát bội,.. diễn ra thu hút sự chú ý của nhiều du khách đến tham quan.

Thắp hương ở miếu Ngũ Hành

Lễ hội đình thần Thắng Tam bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cá Ông, cá Voi của người dân biển miền Nam và Trung Bộ. Tuy mỗi miền có những cách cúng, thời gian và phương thức tổ chức không giống nhau, nhưng vẫn mang ý nghĩa chung là bày tỏ lòng kính trọng, đạo lý uống nước nhớ nguồn đến với vị cứu tinh trên biển – cá Voi. Đây còn là lễ hội với ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, mang được nhiều tôm cá.

Về Vũng Tàu tham gia Lễ hội đình thần Thắng Tam
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung