Lễ hội chùa Bút Tháp linh thiêng

Chùa Bút Tháp Bắc Ninh nổi tiếng là một ngôi chùa có tuổi đời hàng trăm năm. Không chỉ là chốn hành hương của các tín đồ phật giáo, hàng năm chùa còn diễn ra rất nhiều lễ hội văn hóa, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Hãy cùng chúng tôi khám phá hội chùa Bút Tháp Bắc Ninh có gì nổi bật nhé!

Nội dung chính

1. Lịch sử ra đời của chùa Bút Tháp Bắc Ninh

Theo sử sách ghi chép lại, chùa Bút Tháp được xây dựng từ thời vua Trần Thánh Tông. Giai đoạn đầu tiên, chùa có sự quản lý của trụ trì Thiền Sư Huyền Quang, ông chúng chính là người dựng tháp đá cao 9 tầng có hình hoa sen trang trí… Tuy nhiên, do sự tàn phá của thời gian mà công trình này hiện không còn nữa.

Chùa Bút Tháp

Đến thế kỷ 17, được sự đồng tình của dân chúng, Hòa Thượng Chuyết Chuyết đã đứng ra trụ trì chùa và làm lên tên tuổi của chùa nổi tiếng như ngày hôm nay. Vào năm 1644, trụ trì được vua Lê phong là “Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sư”. Thời gian sau, người kế nghiệp trụ trì chùa Bút Tháp là học trò xuất sắc của Hòa Thương Chuyết Chuyết – Thiền sư Minh Mạnh.

Biểu tượng của chùa Bút Tháp

Cũng trong khoảng thời gian này, Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc đã rời bỏ cung về đây tu hành. Thấy được cảnh chùa tan hoang, hư nát, bà liền xin phép chúa Trịnh Tráng bỏ tiền ra tu sửa, trùng tu lại chùa. Mãi đến năm 1647 chùa mới hoàn thiện quá trình tu sửa xong.

Chùa ảnh hưởng theo kiến trúc “Nội công ngoại quốc”. Về cơ bản, cấu trúc và quy mô chùa thời ấy chính là ngôi chùa Bút Tháp bạn nhìn thấy như bây giờ, không có quá nhiều sự thay đổi, nếu có chỉ là nét cổ kính, xưa cũ do trải qua hàng trăm năm lịch sử mà thôi.

Nét cổ kính, xưa cũ của chùa Bút Tháp

Đến thời vua Tự Đức, năm 1876, khi vua thưởng ngoạn qua đây có thấy một cây tháp nhìn giống như một chiếc bút khổng lồ, liền đặt tên là Bút Tháp. Tuy nhiên, mặt ngoài của tòa bảo tháp vẫn đề là “Tháp Bảo Nghiêm”.

Chùa được trùng tu và tu sửa vào các năm 1739, 1903, 1915, 1921 và gần đây nhất là năm 1992-1996. Đây là công trình kiến trúc tâm linh có quy mô lớn và còn nguyên vẹn nhất tại Việt Nam.

Công trình kiến trúc tâm linh có quy mô lớn

2. Kiến trúc nổi bật của chùa Bút Tháp Bắc Ninh

Trong chùa còn lưu giữ nhiều di vật quý giá từ TK 17. Phật điện còn giữ nguyên nét thuần túy của chùa cổ Việt Nam, gồm 10 nếp nhà nằm trên mảnh đất dài hơn 100m. Qua cửa Tam Quan là đến gác chuông 2 tầng, 8 mái. Chúa chính được đặt gần 3 đặt nhà Tiền đường – Thiên hương – Thượng điện, ghép lại thành chữ “công”. Cách sắp xếp này làm nổi bật điện thờ và các pho tượng bên trong.

Chùa Bút Tháp cổ kính

Đặc biệt, trong khuôn viên của chùa còn lưu giữ một pho tượng bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Tượng Quan âm nghìn mắt nghìn taychiều cao tới 7.3m, chiều ngang là 2.1m.

Tượng gồm có 11 đầu, 42 tay lớn789 tay dáng ngắn. Pho tượng này được mệnh danh là một kiệt tác độc nhất vô nhị, thể hiện rõ nét triết lý của Phật – Đưa linh hồn vào vật vô tri vô giác.

Tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay

3. Lễ hội chùa Bút Tháp

Lễ hội chùa Bút Tháplễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm vào ngày 23 và 24/3 Âm lịch với các hoạt động đậm nét văn hóa truyền thống.

Gần đến ngày tổ chức lễ hội, Ban tổ chức và các tăng ni phật tử của chùa Bút Tháp đang rất tất bật để chuẩn bị cho ngày lễ hội lớn nhất trong năm của chùa với mong muốn đáp ứng được mọi nhu cầu về  tâm linh và tín ngưỡng phật giáo của các phật tử thập phương.

Lễ hội chùa Bút Tháp là lễ hội truyền thống

Theo lệ thường, lễ hội chùa Bút Tháp được tổ chức vào ngày 23 và 24 tháng 3 âm lịch hàng năm với nhiều hoạt động văn hóa mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Lễ hội được chia làm hai phần với phần lễ và phần hội. 

Phần lễ

Phần lễ diễn ra chủ yếu trong khu nội tự với các nghi lễ truyền thống như: Lễ cúng Phật, Lễ dâng hương Lễ cúng đàn trần tế cầu phúc, Lễ cúng Tổ…Phần lễ được tổ chức rất trang trọng và thành kính với với sự tham gia của đông đảo các tín đồ phật tử, người dân và các du khách thập phương.

Lễ hội chùa Bút Tháp được tổ chức trang trọng và thành kính

Phần hội

Còn phần Hội thì chủ yếu là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như cờ tướng, bóng bàn, thi thả chim bồ câu và biểu diễn Chèo… với sự tham gia của nhiều đoàn văn nghệ, thẻ thao trong và ngoài tỉnh. Sau phần Lễ trang trọng, phần Hội đã tạo nhiều niềm vui và sự phấn khích cho người dân và du khách, thu hút rất đông đảo người tham gia.

Đông đảo phật tử, người dân và du khách thập phương tham gia

Chùa Bút Tháp là một trong những địa điểm thu hút sự quan tâm của động đảo các tín đồ Phật Giáo. Các hoạt động lễ hội truyền thống tại chùa đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng, phong tục tập quán “thờ cúng” của nhân dân và khách thập phương ở xa.

Lễ hội chùa Bút Tháp linh thiêng
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung