Thăm làng nghề nước mắm Nam Ô, thưởng thức sản vật tiến Vua

Nội dung chính

1. Làng nghề nước mắm Nam Ô ở đâu

Địa chỉ: Đường Trần Phú, thuộc địa phận quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

Đây là một làng chài nhỏ được bao bọc bởi dòng sông Thủy Tú. Sự hài hòa của thiên nhiên, nhịp sống nhẹ nhàng của người dân sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm thú vị khi tham quan Đà Nẵng. 

Ngôi làng nằm bên vịnh Đà Nẵng, dưới chân đèo Hải Vân, thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng.

Là ngôi làng chài nằm ở vùng biển phía Nam Đà Nẵng

Nhắc đến những thức quà đặc sản Đà Nẵng, nhiều người liên tưởng đến các món ăn như: Mực một nắng, mực cơm rim me, bánh khô mè,… Bên cạnh đó, một trong những món quà điển hình được nhiều du khách mua về làm quà đó chính là nước mắm Nam Ô. 

Nước mắm Nam Ô

2. Tới làng nghề nước mắm Nam Ô như nào

Làng nghề nước mắm Nam Ô Đà Nẵng nằm ở phía Nam của thành phố, cách khu vực đèo Hải Vân khoảng 3km. Từ trung tâm thành phố, bạn có thể di chuyển theo đường Lê Duẩn, đi về hướng đèo Hải Vân. Sau đó tiếp tục di chuyển đến địa phận quận Liên Chiểu, phường Hòa Hiệp. Là có thể đến làng nghề nước mắm này. 

Nam Ô là tên một ngôi làng cổ, cửa ô phía Nam của nước Đại Việt xưa. Hình thành cách ngày nay hàng trăm năm. Đây là một làng nghề truyền thống khai thác, đánh bắt thủy hải sản, làm nước mắm. Nghề làm mắm ở Nam Ô cũng có từ rất sớm. Thời kỳ còn là một trong những địa phương của Đàng Trong, ngư dân nơi đây đã biết cách làm nước mắm cung cấp cho thị trường các vùng lân cận.

Nước mắm Nam Ô có màu đỏ thẫm bắt mắt

3. Nước mắm Nam Ô đã từng là sản vật tiến Vua

Nước mắm Nam Ô được chế biến theo phương pháp thủ công truyền thống. Có hương thơm, mùi vị đặc trưng, ngọt tự nhiên, màu đỏ thẫm như màu cánh gián

Làng biển Nam Ô có bờ biển dài. Nhiều loài hải sản phong phú thuận lợi cho việc đánh bắt và neo đậu tàu thuyền. Từ thời mở đất, lập làng của các thế hệ trước, nghề đi biển đánh bắt hải sản phát triển mạnh. Kéo theo đó là nghề chế biến thực phẩm cũng hình thành và phát triển. 

Người dân khuấy đều hỗn hợp cá cơm và muối

Đặc biệt là từ con cá cơm than, người dân đã biết chế biến ra thứ nước mắm thơm ngon, mang thương hiệu nước mắm Nam Ô. Nghề làm nước mắm ở Nam Ô đã đem lại cho một bộ phận nhân dân của làng có công ăn việc làm  ổn định, có thu nhập khá hơn so với nghề nông.

Sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ tại các nơi phương trên địa bàn thành phố và các địa phương lân cận, ngoài ra còn theo chân người dân, du khách đến các vùng miền trong nước và quốc tế.

4. Làng mắm Nam Ô lưu giữ truyền thống từ nghìn đời

Đây là làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm tuổi. Ngay cả những bậc cao niên trong làng cũng không nhớ chính xác tuổi đời của làng nghề này, chỉ nhớ từ khoảng cuối thế kỷ XIX. Ngôi làng này đã phát triển và nổi tiếng khắp vùng. 

Các loại nước mắm của làng nghề từng được lựa chọn để tiến Vua. Để có được mẻ nước mắm thơm ngon, người dân địa phương luôn cố gắng gìn giữ những kinh nghiệm làm nghề. Mẻ nước mắm nào cũng có vị ngọt, màu đỏ thẫm khá bắt mắt. 

5. Quy trình làm nước mắm truyền thống tại Nam Ô thật đặc biệt 

Nghe giới thiệu làng nghề nước mắm Nam Ô, du khách cũng có thể hiểu được điều làm nên sự khác biệt của thức quà này đó chính là vị ngon, hương thơm của nó. Để làm được điều đó, người dân đã trải qua nhiều năm tạo thương hiệu truyền thống, cụ thể từng công đoạn đều được thực hiện thủ công, tỉ mỉ. 

Bước 1: Ướp cá

Nguyên liệu chính để tạo nên thức quà nổi tiếng của Đà Nẵng đó chính là cá cơm than. Loại cá này được đánh bắt nhiều vào khoảng tháng 3 âm lịch. Cá được lựa chọn phải là loại cá tươi, có kích thước vừa bằng ngón út. 

Cá được lựa chọn phải đảm bảo tươi, ngon

Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, tuyệt đối không rửa qua cá bằng nước ngọt để có được vị ngon nhất. Bên cạnh đó, muối lựa chọn ướp cá phải là muối Cà Ná, từng hạt đều trắng, già. Muối không bị nhiễm nước mưa. 

Bước 2: Ủ cá

Cá sau khi cho đều từng lớp cá ướp muối xong, người dân sẽ tiến hành cho vào hũ sành và đặt tại những nơi khô, thoáng. Phần thân của hũ sẽ được ghi rõ ngày tháng ủ để đảm bảo ủ đúng thời gian. 

Thời gian ủ cá được ghi trên hũ để đảm bảo ủ đúng số lượng ngày

Bước 3: Lọc lấy nước mắm 

Các mẻ cá sẽ được ủ trong thời gian từ 1 năm đến 18 tháng. Sau đó, đa số người dân đều sử dụng cách lọc nước mắm thủ công, dùng vuột tre (tương tự như cái phễu), sau đó lấy một tấm vải sạch lót lên, phía dưới để một cái thau để hứng nước mắm. 

Nước mắm được lọc sau thời gian ủ từ 12 – 18 tháng

Bước 4: Ủ nước mắm 

Sau khi lọc xong nước mắm, người dân không đóng chai ngay mà tiếp tụ ủ trong chum sành, sử dụng vải để đậy lại. Công đoạn này giúp cho thành phẩm sau cùng có được vị thơm ngon, dịu hơn. 

Nước mắm Nam Ô là món quà trứ danh

Bên cạnh những món ngon Đà Nẵng, nước mắm Nam Ô được xem là một trong những thức quà trứ danh của địa phương mà bạn nên mua về làm quà sau chuyến đi của mình. 

Nước mắm Nam Ô là một sản phẩm văn hóa tinh thần đặc sắc của làng nghề truyền thống bao đời. Thể hiện bản sắc của cộng đồng địa phương. Phản ánh sự đa dạng văn hóa, sự sáng tạo của con người. Được kế tục qua nhiều thế hệ. Đối với người dân xứ Quảng, nước mắm không chỉ là món ăn, là gia vị. Mà còn là một phần của lịch sử, của văn hóa. Hàm chứa những tri thức dân gian. Thể hiện bản sắc của cộng đồng địa phương.

Thăm làng nghề nước mắm Nam Ô, thưởng thức sản vật tiến Vua
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung