Khám phá chùa Cổ Lễ linh thiêng mang nét đẹp lộng lẫy của một thánh đường Công Giáo

Chùa Cổ Lễ là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng không chỉ của tỉnh Nam Định mà còn của cả nước. Đây là ngôi chùa cổ xuất hiện từ thời nhà Lý, có tên tự là chùa “Thần Quang” tọa lạc tại trung tâm thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Trong hành trình hôm nay, chúng ta hãy ghé thăm ngôi chùa nổi tiếng này nhé!

Nội dung chính

1. Chùa Cổ Lễ tọa lạc nơi nào

Chùa cổ Lễ tọa lạc thuộc thị trấn Cổ Lễ – Trực Ninh – Nam Định. Đây là một trong những công trình tôn giáo nổi tiếng nhất nhì Nam Định và được nhiều du khách về đây tham quan trong dịp đầu năm mới. Chùa có tên chữ là “Thần Quang Tự”, được xây dựng từ thế kỷ 12 vào thời nhà Lý Trần Tông. Ngôi chùa linh thiêng này thờ Phật và Đức Thánh tổ Nguyễn Minh Không.

Vào mỗi dịp lễ tết hay mùng 1 và ngày 15 hàng tháng, chùa cổ Lễ đã trở thành điểm đến tâm linh cho người dân địa phương và du khách phương xa về đây vãn cảnh chùa và cầu bình an.

Chùa Cổ Lễ

2. Lịch sử hình thành chùa Cổ Lễ

Theo văn bia chùa Cổ Lễ ghi lại, chùa được xây dựng vào thế kỷ thứ XII thời Lý Thần Tông, trên một nền đất vuông, rộng gần 10 mẫu bắc bộ, cảnh quan sơn thủy hữu tình, xung quanh có sông nhỏ và hồ bao quanh. Ngôi chùa linh thiêng này ngoài thờ Phật, còn thờ Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không, người có công lớn trong việc xây dựng chùa.

Năm 1902, Hòa thượng Phạm Quang Tuyên, một Thiền sư có đạo đức cao cả, một trí thức uyên bác, có biệt tài về kiến trúc chùa tháp được giao về trụ trì chùa. Ông đã dốc tâm huyết kêu gọi các tín đồ, thập phương bỏ công, của để xây dựng lại ngôi chùa.

Toàn bộ khuôn viên và công trình chùa Cổ Lễ

Trong khoảng thời gian sau đó, Hòa thượng Phạm Quang Tuyên đã kiến tạo lại toàn bộ công trình chùa thành những nhóm kiến trúc có giá trị nghệ thuật riêng biệt, nhưng vẫn hòa nhập với tổng thể cảnh quan, mang phong cách cửa Thiền trên nền văn hóa dân tộc, kiến trúc cổ kính phương Đông kết hợp với kiến trúc gô-tích phương Tây.

Tương truyền rằng nhà sư Phạm Quang Tuyên không cần một bản vẽ thiết kế nào, không cần một chút vật liệu hiện đại là xi măng, sắt thép mà chỉ là gạch, vôi, vữa, mật, muối, giấy bản và công sức của nhân dân để xây dựng nên ngôi chùa có kiến trúc vô cùng độc đáo, vừa hiện đại vừa cổ kính… 

Một cây cầu đá cổ

3. Khám phá chùa Cổ Lễ

Chùa Cổ Lễ Trực Ninh chính là sự hòa nhập nhịp nhàng giữa yếu tố kiến trúc cổ truyền Việt Nam với những yếu tố kiến trúc Gothic đẹp tựa như trời Âu. Đây là một ngôi chùa thờ Phật nhưng lại mang nét đẹp lộng lẫy của một thánh đường Công Giáo. Chính điều đó đã tạo lên sự nổi bật của ngôi chùa linh thiêng này và thu hút rất nhiều lượng khách về đây tham quan.

Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa

Trong chuyến khám phá chùa Cổ Lễ Nam Định, du khách sẽ bị ấn tượng với công trình cực kỳ đặc sắc đó chính là tòa tháp Cửu Phẩm Liên Hoa cao 32m gồm 8 mặt, 9 tầng hoa sen. Đây chính là biểu tượng cho ngôi vị cao quý, trang nghiêm của Phật. Và đó cũng là một trong những biểu tượng tuyệt sắc của ngôi chùa này.

Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa

Được xây dựng vào năm 1927, tòa tháp được đặt trên lưng của con lùa lớn quay đầu về phía chùa. Con rùa cõng tháp được đặt giữa một hồ nước lớn hình vuông với bốn góc là bốn hòn núi giả rất thật, đắp thêm 4 con voi to nhìn rất đẹp. Lòng tháp sở hữu 98 bậc xoắn ốc đến đỉnh. Tương truyền rằng khi tín đồ phật tử về đây hành hương mà lên đến bậc 98 của tháp, khi sờ tay vào bức tượng trên đỉnh tháp thì cuộc sống sẽ viên mãn, may mắn.

Đế tháp Cửu Phẩm Liên Hoa được đặt trên lưng một con rùa đá lớn, đầu hướng vào chùa

Hội quán đường (chùa Trình)

Hội quán đường hay còn có tên gọi khác là chùa Trình. Đây chính là không gian chính để thờ tượng Phật quan âm nghìn tay, nghìn mắt. Đây cũng chính là nơi làm lễ cởi áo cà sa, khoác chiến bào cho 27 vị sư của chùa lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc vào ngày 27/02/1947. 

Chùa Trình

Trước sân chùa Trình được trưng bày 2 lư đồng khổng lồ. Bên trái chùa Trình là đền Linh Quang Từ xây dựng vào năm 1937 thờ Trần Hưng Đạo và 2 tiến sĩ họ Đào. Bên phải chùa Trình là Khánh Quang Phủ xây dựng 1937 là nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Những công trình này đều sở hữu nét đẹp trang nghiêm, độc đáo khi kết hợp hài hòa giữa mái vòm Gothic và những họa tiết hoa văn truyền thống của Phật Giáo.

Cầu Núi sau chùa Trình

Chuông Đại Hồng Chung – Bảo vật chùa Cổ Lễ

Khám phá chùa Cổ Lễ tiếp theo chúng ta không thể bỏ qua Đại Hồng Chungbảo vật chùa Cổ Lễ. Đây là một quả chuông đặt giữa lòng hồ nặng tới 9000kg và nó được gọi là chuông Đại Hồng Chung. Quả chuông sở hữu đường kính 2,2m, cao 4,2m, thành dày 8cm. Miệng chuông được trang trí bởi những họa tiết hình cánh sen, thân chuông là những hoa lá đục chạm nổi viền nhìn rất bắt mắt.

Chuông Đại Hồng Chung – Bảo vật chùa Cổ Lễ

Quả chuông này chưa được đánh một lần nào cả nhưng theo truyền thuyết truyền miệng từ dân gian khi đánh chuông lên thì cả tỉnh và một vài vùng cận kề sẽ nghe được âm thanh của tiếng chuông vang lên. Và đây cũng là một trong những quả chuông lớn nhất Việt Nam.

Khu tiền đường & Tòa chính cung

Tòa chính cung là một trong những công trình thuộc chùa cổ Lễ khi sở hữu nét kiến trúc độc đáo kết hợp giữa Âu và Á, cổ và kim.

Có sự giao thoa giữa lối kiến trúc truyền thống phương Đông…
… và phong cách kiến trúc gô-tích của phương Tây

Dù sở hữu nét văn hóa tâm linh của người Việt, của Phật Giáo Việt Nam như hình tượng phù điêu rồng phượng, mái đao, hoa sen, mái cuộn… nhưng công trình này vẫn sở hữu nét đẹp Tây hóa với kiến trúc mái vòm nguy nga như lâu đài cổ kính. Vì thế, đây là công trình đồ sộ, tráng lệ của Phật giáo. Phía sau tòa tam bảo là cung cấm của đức thánh tổ Nguyễn Minh Không theo lối kiến trúc thờ “Tiền Phật, Hậu Thánh”.

Thờ Phật Quan Âm nghìn tay

Gác chuông Kim Chung Bảo Các

Sau nhà thờ tổ là một gác chuông sở hữu kiến trúc hoành tráng gồm 3 tầng 4 mặt gọi là Kim Chung Bảo Các. Gác chuông này sở hữu độ cao lên đến 13m40 và được xây dựng đến năm 1997. Tầng 2 của gác chuông này có treo 1 quả chuông đồng to cao tới 4m20 rộng 2m03 và nặng 9.000 kg. Chuông được đúc vào năm 2003. Tầng 3 có treo 1 quả chuông đồng từ thời Lê Cảnh Thịnh nặng 300kg.

Gác chuông Kim Chung Bảo Các

Sau gác chuông chính là khu lăng mộ tổ của chùa. Trong chùa sở hữu một chiếc trống đồng và những chiếc thuyền dùng để thi bơi chải.

Chùa Cổ Lễ là ngôi chùa thờ Phật nhưng lại mang nhiều nét đẹp kiến trúc độc đáo, nguy nga của những tòa thánh đường Công Giáo. Nếu có dịp đặt chân về mảnh đất Thành Nam, bạn đừng bỏ lỡ chuyến đi khám phá chùa Cổ Lễ Nam Định nha!

Khám phá chùa Cổ Lễ linh thiêng mang nét đẹp lộng lẫy của một thánh đường Công Giáo
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung