Thăm Khu di tích linh thiêng Đền Trần với bề dày lịch sử

Nhắc đến miền đất Nam Định, chắc chắn không thể bỏ qua khu di tích đền Trần trứ danh. Đền Trần là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Nam Định. Đền thờ 14 đời các vị vua Trần cùng quan lại có công phò tá. Đến đây vào dịp khai ấn đầu xuân và hội đền tháng 8, du khách sẽ được hòa chung trong không khí tri ân công đức cùng phật tử chúng sinh. Với bề dày lịch sử lâu đời cùng sự linh thiêng của mình, khu di tích đền Trần sẽ không khiến du khách thất vọng.

Nội dung chính

1. Đôi nét về khu di tích đền Trần

Vị trí

Tọa lạc tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, khu di tích đền Trần là một quần thể di tích có bề dày lịch sử lâu đời, vốn được xây dựng để thờ các vua Trần cũng như các quan lại có công phò tá nhà Trần. Đền Trần vốn được xây dựng vào năm 1695, trên nền của Thái miếu cũ đã sụp đổ do quân Minh tàn phá vào thế kỷ XV. 

Khu di tích đền Trần trang nghiêm

Gồm 3 công trình chính

Đền Trần được các du khách biết đến bởi sự linh thiêng cùng lối kiến trúc độc đáo của nó. Khi thăm quan Đền Trần Nam Định, các du khách sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc của 3 ngôi đền nằm trong khu di tích Đền Trần

  • Đền Thiên Trường hay đền Thượng
  • Đền Cố Trạch hay đền Hạ
  • Đền Trùng Hoa

Khu di tích đền Trần bao gồm 3 công trình chính: đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Trùng Hoa, kiểu dáng và quy mô gần như tương đương. Phía trước đó là cổng ngũ môn. Bước qua cổng sẽ thấy một hồ nước hình chữ nhật. Ngay chính giữa phía sau hồ là đền Thiên Trường.

Cổng đền Trần

Là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Nam Định

Đền Trần là một địa điểm du lịch tại Thành phố Nam Định (Tỉnh Nam Định thuộc vùng Đồng Bằng Sông Hồng). Cách trung tâm Tỉnh Nam Định khoảng 4 km.

Đền thờ 14 đời các vị vua Trần cùng quan lại có công phò tá. Đến đây vào dịp khai ấn đầu xuân và hội đền tháng 8, du khách sẽ được hòa chung trong không khí tri ân công đức cùng phật tử chúng sinh.

Lối vào đền

Để đi vào khu di tích Đền Trần, các du khách sẽ phải đi qua hệ thống cổng ngũ môn. Trên cổng đền hiện nay vẫn còn lưu giữ những dấu tích thời gian, những chữ Hán đánh dấu. Vào đến cổng đền có một hồ nước hình chữ nhật, ngự tọa ở chính giữa của hồ là Đền Thiên Trường. Tiếp đến là Đền Trùng Hoa nằm ở phía tây, còn phía Đông là đền Cố Trạch.

2. Đền Thiên Trường

Tọa lạc ở vị trí trung tâm của khu di tích đền Trần, đền Thiên Trường còn được gọi là đền Thượng, vốn có địa thế rất thiêng liêng. Đền Thiên Trường được xây lại trên tích cũ của Thái Miếu và cung Trùng Quang, hay trước đó nữa là đền thờ gia tộc nhà Trần. Đền được xây nên để thờ các vị hoàng đế, hoàng hậu, các vị quan quân có công thời nhà Trần.

Màu sắc văn hóa và trang nghiêm bên trong khu di tích

Cấu trúc của đền Thiên Trường được chia ra làm 9 tòa, 31 gian, gồm: tiền đường, trung đường, chính tẩm, thiêu hương, hai dãy tả hữu vu, hai dãy tả hữu ống muống, hai dãy giải vũ đông tây. Khung đền được xây từ gỗ lim, lợp ngói, nền lát gạch. Trong đó, tiền đường dùng để thờ các vị quan quân có công lớn, trung đường thờ bái vọng các vị hoàng đế, gian chính tẩm thờ 4 vị thủy tổ họ Trần và các phu nhân, và tòa thiêu hương đặt bài vị của các công thần nhà Trần.

3. Đền Cố Trạch

Nằm ở phía đông của khu di tích đền Trần, đền Cố Trạch còn có tên gọi khác là đền Hạ. Sở dĩ cái tên Cố Trạch bắt nguồn từ tích truyện vào năm 1868, người ta đào được một mảnh bia đề chữ “Hưng Đạo thân vương cố trạch” ở phía đông, do đó khi hoàn thành xây dựng đền vào năm 1895, người ta đặt tên đền là Cố Trạch và dùng để thờ Trần Hưng Đạo cùng gia thờ và gia tướng.

Cổng đền Cố Trạch mang một vẻ đường bệ, uy nghi

Cấu trúc của đền Cố Trạch cũng tương tự với đền Thiên Trường. Tiền đường ở đây thờ ba vị tướng thân tín của Trần Hưng Đạo, Trung đường lại thờ Trần Hưng Đạo cùng 4 người con trai và các tướng quân khác, chính tẩm đặt bài vị của cha mẹ, vợ con và con cháu của ông, gian thiêu hương đặt long đình cùng tượng Trần Hưng Đạo và 9 pho tượng phật khác. Gian tả vu đặt bài vị các văn thần và gian hữu vu thờ các võ thần.

Hương khói trước sân đền Cố Trạch

4. Đền Trùng Hoa

Ngôi đền còn lại mang tên Trùng Hoa, nằm ở phía Tây của khu di tích, vốn để thờ các hoàng đế nhà Trần cùng hội đồng các quan quân. Đền được xây mới lại vào năm 2000 trên nền đền Trùng Hoa cũ, nơi trước đây các vị hoàng đế thường lui về để tham vấn các vị thái thượng hoàng. Tòa trung đường và chính tẩm của đền đặt 14 pho tượng bằng đồng của các Hoàng đế, tòa thiêu hương đặt bài vị các quan quân; gian tả vu thờ các quan văn và gian hữu vu thờ các quan võ. 

Nét cổ kính của đền Trùng Hoa

Bình đồ kiến trúc của đền Trùng Hoa cũng giống như đền Thiên Trường và đền Cố Trạch, bao gồm: Tiền đường, thiêu hương, trung đường và chính tẩm. Kiến trúc đền Trùng Hoa mặc dù mới được phục dựng nhưng mang phong cách của thời Hậu Lê. Khác với đền Thiên Trường thờ bài vị, đền Trùng Hoa là nơi thờ tượng của mười bốn vị Hoàng đế nhà Trần được đúc bằng đồng.

Những hoạt động thờ cúng diễn ra trong đền Trùng Hoa

5. Lễ hội Khai ấn đền Trần

Phủ Thiên Trường xưa vốn là nơi phát tích của vương triều nhà Trần, được coi là kinh đô thứ hai của nước Đại Việt, chỉ đứng sau kinh thành Thăng Long. Vào năm 1258, trong trận giao tranh với quân Nguyên Mông, vua Trần Thái Tông đã cho thực hiện chiến lược “vườn không nhà trống” và điều động toàn dân quân lui về phủ Thiên Trường tại Nam Định để huy động sức mạnh toàn dân. Về sau khi giành được chiến thắng, nhà vua đã tổ chức tiệc mừng vào ngày 14 tháng Giêng, phong tước cho các quan quân có công đánh giặc.

Ngày này về sau đã được lựa chọn làm lễ hội khai ấn tại đền Trần, cúng tế tổ tiên, trời đất, khen thưởng những người có công, đồng thời mở ra một năm làm việc mới.

Sau này, người ta vẫn tiếp tục duy trì nghi thức khai ấn đầu năm, gọi là lễ hội khai ấn đền Trần, diễn ra vào ngày 14 – 15 tháng Giêng, luôn thu hút rất nhiều lượng du khách đến tham quan. Ai ai cũng mong muốn có cho mình ấn đền Trần vốn nổi tiếng thiêng liêng, linh nghiệm và cầu an cho cả một năm mới được bình an, may mắn, công việc thuận lợi. 

Lễ hội Đền Trần Nam Định

Ngoài lễ hội khai ấn đầu năm, khu di tích đền Trần còn có một lễ hội truyền thống nổi tiếng khác diễn ra vào khoảng thời gian giữa tháng 8 âm lịch. Lễ hội này rất tưng bừng, thu hút sự chú ý của du khách, bao gồm rất nhiều hoạt động thú vị như: lễ rước từ đình, đền, lễ dâng hương, các trò chơi dân gian như: đấu vật, diễn võ 5 thế hệ, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều,… Ghé thăm khu di tích đền Trần vào khoảng thời gian này để hòa mình vào không gian văn hóa địa phương thì quả thật còn gì tuyệt vời hơn.

6. Kinh nghiệm du lịch khu di tích đền Trần

Kinh nghiệm du lịch khu di tích đền Trần cho thấy, bạn nên chú ý đề phòng trộm cắp khi đến tham quan nơi này vào khoảng thời gian cao điểm du lịch, do lượng du khách tới sẽ rất đông. 

Bạn cũng nên lưu ý trang phục của mình, không nên mặc váy ngắn, quần áo ngắn hoặc hở hang quá khi đi lễ ở đền. Ngoài ra cũng nên chú ý thời tiết để chuẩn bị ô dù, mũ nón; bạn cũng nên chuẩn bị thêm một chút đồ ăn nhẹ để không phát sinh thêm phụ phí trong chuyến đi của mình.

Check in trước cổng Đền Trần

Khu di tích đền Trần không chỉ là địa điểm du lịch tâm linh vốn trang nghiêm, tĩnh lặng, mà còn là một phông nền check in rất lý tưởng. Đã có rất nhiều người check in tại đây và đem về cho mình những bức hình đẹp lung linh. Còn chờ gì mà không ghi lại những kỉ niệm thật đẹp khi đi cầu an tại địa điểm vô cùng linh thiêng này ha!

Thăm Khu di tích linh thiêng Đền Trần với bề dày lịch sử
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung