Tượng đài Trần Hưng Đạo sừng sững, uy nghi

Là điểm du lịch nổi tiếng của Nam Định, tượng đài Trần Hưng Đạo đã được nhiều đoàn khách du lịch đến viếng thăm và thắp hương để tri ân công đức của vị anh hùng hào kiệt của dân tộc Việt Nam. Ngoài việc dâng hương, cầu nguyện để tỏ lòng tôn kính đối với vị anh hùng dân tộc thì tượng đài Trần Hưng Đạo đã trở thành địa điểm vui chơi yêu thích của nhiều người.

Nội dung chính

1. Vị trí tượng đài Trần Hưng Đạo

Tượng đài Trần Hưng Đạo hay còn gọi  là tượng đài Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Tượng đài có tọa lạc trên quảng trường 3 – 2 thuộc thành phố Nam Địnhngay bên hồ Vị Xuyên thơ mộng, mát mẻ.

Tượng đài nằm bên hồ Vị Xuyên

2. Ý nghĩa của bức tượng Trần Hưng Đạo

Tượng đài được dựng vào năm 2000 – nhân kỷ niệm 700 năm ngày mất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Bức tượng Trần Hưng Đạo được đúc bằng đồng nguyên chất với trọng lượng lên đến 21 tấn, chiều cao tượng lên đến 10,22m được đặt trên một tấm bệ khá cao 6,5m nhìn rất hoành tráng và uy nghiêm. 

Đây là tác phẩm đúc bằng đồng giàu tính mỹ thuật. Tay phải bức tượng cầm cuốn thư nghĩa là tác giả đề cao chữ “Trí”. Tay trái bức tượng đặt lên đốc kiếm trong tư thế tự vệ chứ không cầm kiếm trong tư thế nghênh chiến với ý nghĩa là đề cao chữ “Nhân”. Nghĩa là luôn đề cao tư tưởng yêu chuộng hòa bình của Hưng Đạo Vương nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Đây là tác phẩm đúc bằng đồng giàu tính mỹ thuật và rất ý nghĩa

3. Tượng đài Trần Hưng Đạo được hoàn thành như nào

Để có thể đưa tượng đài lên trên độ cao như thế thì các nghệ nhân đã phải đúc tượng thành 9 khoanh; khoanh nặng nhất có trọng lượng là 2,8 tấn; khoanh nhẹ nhất có trọng lượng nặng 1,8 tấn. 

Khi tượng đài Trần Hưng Đạo Nam Định được hoàn thành thì nhìn tổng thể bức tượng rất hoành tráng và được làm bằng chất liệu quý để thể hiện tấm lòng tôn kính, biết ơn của người dân Nam Định nói riêng và người dân cả nước nói chung luôn hướng đến cội nguồn dân tộc Việt Nam.

Tượng đài nặng 21 tấn

4. Mang ý nghĩa đời sống tâm linh

Về mặt đời sống tâm linh thì người dân địa phương và khách du lịch khi về đây thường dâng hương để tượng niệm và bày tỏ tấm lòng thành kính đối với vị anh hùng Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đặc biệt, vào dịp đầu xuân khi khách đến dự lễ hội Đền Trần thường đến đây để dâng hương và nguyện cầu.

Nhiều gia đình chụp hình lưu niệm trước tượng đài

Cũng tại nơi đây, có nhiều hoạt động văn hóa – thể thao của tỉnh Nam Định diễn ra trong dịp lễ tết, các cuộc thi, các buổi diễu hành biểu dương lực lượng… Nhiều nét đẹp văn hóa cũng được hình thành từ đó. Đặc biệt hơn, nhiều đám cưới hỏi khi đưa dâu qua Quảng trường đều ghé chân tại đây để cô dâu chú rể thắp hương trước Đức Thánh Trần và nguyện ước một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai.

Nhiều cặp cô dâu chú rể chụp hình tại đây

Vào dịp mùng 1, 15 hàng tháng, nhiều bậc cao niên thường về đây để dâng hương, chiêm bái Người. Và nó đã trở thành một nét đẹp tâm linh của người dân TP. Nam Định.

5. Tham quan tượng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Khu vực tượng đài

Về tổng thể khu vực tượng đài và toàn bộ quảng trường 3 – 2 sở hữu diện tích rộng lớn lên đến 10.000 m2 và được đánh giá là một trong những công trình văn hóa hoành tráng và mang tầm cỡ thế kỷ. Tượng đài Trần Hưng Đạo chính là biểu tượng của sức mạnh vươn lên của dân tộc Việt Nam. Và quảng trường 3 – 2 nơi đặt tượng đài Hưng Đạo Vương giờ đây đã trở thành điểm đến vui chơi của người dân địa phương và du khách trong và ngoài tỉnh.

Khu vực tượng đài

Chân dung tượng đài

Trần Hưng Đạo là một vị anh hùng văn võ song toàn thế nên khi đúc tượng thì nghệ nhân phải thể hiện được đầy đủ phẩm hạnh của một vĩ nhân như: Nhân, nghĩa, tín, lễ…Thế nên, bức tượng đồng này đã được tái hiện và thể hiện dựa trên tác phẩm: Trần Hưng Đạo cầm “Hịch tướng sĩ” ở tay bên phải, đấy chính là tay văn. Đồng thời nó sẽ thể hiện được phẩm chất của ông, tinh thần dân tộc quật cường không chịu làm nô lệ.

Chân dung tượng đài uy nghi

Tay trái bức tượng là tay võ được chống vào đốc gươm thể hiện sự tự tin, mãnh liệt. Hai chân của vị anh hùng sẽ được thiết kế trong tư thế chắc chắn, đầu hơi xoay nghiêng so với phần vai để không bị cứng nhắc. Bức chân dung tượng đài Trần Hưng Đạo sau khi hoàn thành được đánh giá rất đẹp và có thần nhất là phần khuôn mặt và đôi bàn tay.

Xung quanh khu tượng đài

Xung quanh khu tượng đài còn được thiết kế và xây dựng thêm nhiều hạng mục khác như: cây nến, cọc biểu trưng cho chiến thắng Bạch Đằng, bồn hoa, sân đương, thảm cỏ, hệ thống đèn điện chiếu sáng trên quảng trường 3 – 2 rộng hơn 1ha. Chính điều đó sẽ tôn lên vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy và thể hiện sự tôn kính cho bức tượng. 

Bên cạnh đó, một số hạng mục cũng được chú ý đến như: 14 cột cờ biểu thị cho 14 đời vua Trần, những lớp sóng nước Bạch Đằng đã được tái hiện lại ở thảm cỏ bên phải và bên trái bức tượng nhằm gợi nhớ lại các chiến công hiển hách, oai phong, lẫm liệt của quân dân Đại Việt và Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Vào buổi tối, tượng đài trông càng oai phong, lẫm liệt

Tượng đài Trần Hưng Đạo (tượng đài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn) là một trong những biểu tượng của thành phố Nam Định. Công trình này không chỉ là nét văn hóa của vùng đất Nam Định mà còn là niềm tự hào và lòng tôn kính của người dân Nam Định đối với vị anh hùng dân tộc.

Tượng đài Trần Hưng Đạo sừng sững, uy nghi
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung