Tìm hiểu bức thông điệp nền văn hiến thời Hùng Vương ở Thiên Cổ Miếu

Thiên Cổ miếu nằm trong quần thể di tích Đình – Đền – Lăng (mộ) tại thôn Hương Lan xưa. Ngày nay thuộc xã Trưng Vương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ngôi đền đã trải qua qua hơn 2000 năm lịch sử. Là một bằng chứng về văn hoá giáo dục và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” thời Lạc Việt. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngôi đền đó nhé!

Nội dung chính

1. Thiên Cổ Miếu ở đâu

Thiên Cổ Miếu là tên gọi của ngôi đền nằm trên một quả đồi nhỏ ven đường. Thuộc thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì. Ngôi  đền cổ miếu nằm ẩn mình dưới hai cây táu cổ thụ, gốc to đến năm, sáu người ôm không xuể. Dù chỉ có một gian nhưng ngôi đền khiến khách qua đường không thể không chú ý bởi nét trầm mặc, vẻ cổ kính.

Thiên Cổ miếu nằm trong một quần thể di tích: Đình Hương Lan, Lăng mộ ba đô sĩ thời Hùng Duệ Vương và Miếu Thiên Cổ.

Toàn cảnh Thiên Cổ Miếu

2. Thiên Cổ Miếu thờ ai

Ngôi miếu cổ này thờ Vũ Thê Lang – một thầy giáo nổi tiếng thời Hùng Vương. Tương truyền ông là người đã có công dạy dỗ hai công chúa của Hùng Vương thứ 18Tiên Dung và Ngọc Hoa.

Trong Thiên Cổ Miếu, trên bệ cao là hai pho tượng, sơn son thếp vàng. Đó là tượng nhà giáo Vũ Thê Lang và vợ của thầy là Nguyễn Thị Thục. Dưới là hai pho tượng nhỏ hơn, đầu đội mũ lông chim công: Ngọc Hoa công chúa, Tiên Dung công chúa, con gái vua Hùng Vương thứ mười tám. Đây là hai học trò yêu quý nhất của ông bà.

Ban thờ thầy cô Vũ Thê Lang và hai công chúa

Thấp hơn nữa là hai pho tượng nhỏ: Tiên đồng, Ngọc nữ theo hầu hai công chúa. Trong miếu có ba bát hương cổ bằng đất nung, hoa văn đẹp, giống hoa văn khắc trên trống đồng.

Hiện nay vẫn còn giữ được một bản ngọc phả quý. Ngọc phả này được viết lần đầu vào năm Hồng Phúc thứ 2 (1573) đời vua Lê Anh Tông, do Đông Các học sĩ Nguyễn Bính biên soạn. Ngọc phả này đã ghi chép lại nguồn gốc của ngôi miếu cổ.

3. Vì sao vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang được thờ ở Thiên Cổ Miếu

Ở thời Hùng Vương thứ 18, đã có gia đình hai đời dạy học. Cha dạy học con cũng dạy học, lấy nghề dạy học làm nghề chính. Thầy giáo Vũ Thê Lang ra đời dạy học, dạy cho đến hơi thở cuối cùng. Ông chẳng những dạy con em thường dân mà còn dạy cả con Vua Hùng Huệ Vương.

Vợ ông là bà Nguyễn Thị Thục vốn là con gái Kinh Bắc, thạo nghề tầm tang cảnh cửi. Bà về đất Hương Lan dạy hai công chúa và dân làng nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa. Nghề này đã lan toả khắp vùng. Phát triển rực rỡ, tồn tại hàng ngàn năm, nuôi sống cả đời người.

Ngôi mộ của hai thầy cô ở vị trí phía giữa điện thờ

Không những thế trong Ngọc phả khẳng định: Hai vợ chồng cả đời ra sức làm điều nhân nghĩa. Nguyên văn là: “lực hành nhân nghĩa, gia tư phong hậu”. 

Rõ ràng vợ chồng nhà giáo Vũ Thê Lang đã nêu cao tấm gương sáng về đạo đức. Là nhà giáo mẫu mực. Là “khuôn vàng thước ngọc”

Vì vậy, nhân dân tôn vinh, dựng miếu thờ một người dạy chữ, một người dạy nghề. Cả hai đều được quý trọng như nhau.

Văn bia đền Thiên Cổ

4. Huyền tích về Thiên Cổ Miếu

Vào thời Hùng Duệ Vương, ở đất Mộ Trạch (Hải Dương) có vợ chồng Vũ Công, dòng dõi thi thư. Cha mẹ mất sớm, cảnh nhà sa sút. Hai người lần tìm về đô thành Phong Châu, tới thôn Hương Lan mở lớp dạy học. Dân làng đã cấp cho họ ruộng đất để trả công dạy dỗ.

Vợ chồng Vũ Công sinh hạ được một người con trai là Vũ Thê Lang. Lớn lên, Vũ Thê Lang tìm về người bạn cũ của bố là Nguyễn Công ở đất Đông Ngàn – Kinh Bắc. Nguyễn Công đã gả cho Thê Lang người con gái của mình là Nguyễn Thị Thục – một cô gái nết na, thạo nghề tơ tằm canh cửi.

Đền Thiên Cổ

Khi cha mẹ qua đời, Vũ Thê Lang tiếp tục thay cha dạy học. Thục Nương giúp dân nghề nông tang, canh cửi. Tiếng lành đồn xa, nhờ học vấn cao và tận tụy với nghề, sống giản dị và mẫu mực. Nên ông giáo Vũ Thê được vua Hùng thứ 18 giao cho chăm nom việc học hành của hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa.

5. Ý nghĩa tầm vóc của miếu Thiên Cổ

Thiên Cổ Miếu nằm ẩn mình dưới hai cây Táu cổ thụ ngàn năm tuổi. Gốc to đến năm, sáu người ôm không xuể. Dù chỉ có một gian nhưng ngôi đền khiến khách qua đường không thể không chú ý bởi nét trầm mặc, vẻ cổ kính.

Bên trong miếu, chính giữa là bức hoành phi vời dòng chữ đại tự: Thiên cổ miếu, nghĩa là miếu có từ ngàn xưa

Hai bên là đôi câu đối:

Hùng lĩnh trung chi thắng tích

Nam thiên chính khí linh từ

Câu đối trong Thiên Cổ miếu được ghi bằng chữ Việt Cổ

Tạm dịch:

Di tích ở Hùng Lĩnh (Đền Hùng) là trung tâm của cả nước không nơi nào sánh nổi.

Chính miếu này là khí thiêng cả trời Nam. (Nên hiểu trí tuệ là cái tinh tuý là linh khí tiêu biểu của cả nước Nam).

Câu đối này đã nêu bật ý nghĩa, vị trí tầm vóc của ngôi miếu.

6. Thiên Cổ Miếu là bức thông điệp nền văn hiến thời Hùng Vương

Thiên Cổ Miếu là bức thông điệp nền văn hiến thời Hùng Vương. Ông cha ta rất coi trọng thầy giáo, coi trọng giáo dục đào tạo những người hiến tài cho Đất nước. Vì “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao. Nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”. 

Đồng thời nêu cao đạo lý: Tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn và tinh thần hiếu học của dân tộc ta đã có từ ngàn xưa.

Ngôi đền tri ân thầy giáo thời Hùng Vương

Thiên Cổ miếu với những giá trị về lịch sử, văn hoá. Đền không chỉ là niềm tự hào của người dân Hương Lan. Mà còn là một di tích văn hóa có giá trị của dân tộc. Đây là địa chỉ tâm linh. Để du khách thể hiện tấm lòng thành kính trước người có công với giáo dục nước nhà. Cũng như thể hiện sự quan tâm đặc biệt với việc học và truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.

Tìm hiểu bức thông điệp nền văn hiến thời Hùng Vương ở Thiên Cổ Miếu
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung