Lễ hội Trò Trám: Lễ hội duy nhất mang đậm màu sắc phồn thực

Hàng năm, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, vào ngày 11 và 12 tháng Giêng, du khách thập phương lại nô nức đổ về phường Trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ tham gia lễ hội Trò Trám hay còn gọi là lễ hội “Linh tinh tình phộc”. Lễ hội Trò Trám là biểu hiện tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp lúa nước cầu mong cho mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở. Lễ hội kéo dài một ngày và một đêm, bắt đầu từ tối 11 và kết thúc vào chiều ngày 12 tháng Giêng.

Nội dung chính

1. Giới thiệu về lễ hội Trò Trám

Nơi tổ chức lễ hội Trò Trám

Hội Trám được tổ chức tại xã Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ. Người dân bảo tồn lễ hội từ bao đời nay với đặc trưng riêng của mình. Trước kia, hội Trám hay trò Trám đã có lúc bị gián đoạn vì chiến tranh. Nhưng năm 1993, hội Trám đã được phục dựng.

Lễ hội duy nhất mang đậm màu sắc phồn thực

Hội Trám có lẽ là lễ hội duy nhất mang đậm màu sắc phồn thực. Nó đề cao tính dục của người dân đồng bằng Bắc bộ. Nơi vốn mang đậm tín ngưỡng của nền văn hóa lúa nước. Với những lễ đầu xuân cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt…

Lễ hội Trò Trám là lễ hội duy nhất mang đậm màu sắc phồn thực

Là lễ hội đặc sắc của người Việt ở vùng trung du Bắc bộ

Lễ hội Trò Trám là lễ hội đặc sắc của người Việt ở vùng trung du Bắc bộ. Nó mang đậm giá trị văn hóa truyền thống và dấu ấn của nền văn minh lúa nước. Lễ hội mang lại không khí vui tươi, phấn khởi, tạo động lực thi đua sản xuất đầu xuân của người dân quanh vùng. 

2. Miếu Trò – Nơi diễn ra lễ hội Trò Trám

Lễ hội Trò Trám diễn ra ở miếu Trò

Ngôi Miếu cổ, nơi diễn ra lễ hội Trò Trámmiếu Trò. Ngôi miếu này chỉ nhỏ chừng 10m2. Nhìn bề ngoài, miếu Trò không khác là mấy so với những ngôi miếu ở vùng nông thôn Việt Nam. Điểm khác là Miếu Trò đóng cửa quanh năm, chỉ mở cửa đúng vào đêm 11, rạng sáng ngày 12 tháng Giêng

Trong miếu Trò thờ linh vật

Trong miếu Trò thờ linh vật (dân gian gọi là Nõ – Nường, sinh thực khí nam nữ) của tín ngưỡng phồn thực – tín ngưỡng khởi nguyên và sơ khai của các tộc người trên trái đất, trong đó có dân tộc Việt. Linh vật được thờ tại ngôi miếu Trò cất giữ cẩn thận trên khám thờ và chỉ lấy ra một lần duy nhất vào đêm 11 tháng Giêng hàng năm.  Chỉ cụ từ và đôi nam nữ được chọn mới được phép sờ tay vào linh vật.

Miếu Trò – nơi diễn ra lễ hội Trò Trám

Du khách thập phương đến lễ hội sẽ được chứng kiến sự linh thiêng huyền bí của phần lễ, sự vui nhộn độc đáo của phần hội. Đây thuộc dòng lễ hội tục hèm, mang đậm bản sắc văn hoá của người Việt cổ.

3. Lễ hội Trò Trám

Lễ hội gồm các trò đi cày, đi cấy, câu cá, đánh lờ, dệt lụa, cung bông, thợ mộc, mua Xuân – bán Xuân và dạy học được trình diễn tại sân miếu Trò. Ngoài ra, người dân Tứ Xã còn tham gia diễn trò “Tứ dân chi nghiệp” miêu tả một cách dân dã nhất những ngành nghề trong xã hội xưa. Tất cả các trò diễn xướng này đều có những lời hát, câu vè ẩn dụ với câu chuyện “tế nhị” về khả năng tạo hóa của con người. 

Lễ Mật

Thời gian diễn ra lễ Mật

Đặc biệt, tâm điểm của lễ hội và cũng là linh hồn của Trò Trám là “lễ mật” diễn ra lúc sang canh đêm 11, rạng sáng 12 tháng Giêng – thời gian giao hòa giữa trời và đất, ngày cũ qua và ngày mới bắt đầu. 

Tiến hành “linh tinh tình phộc”

Đúng 0 giờ ngày 12 tháng Giêng, cụ Thủ từ miếu Trò thắp hương. Sau đó rước “nõ nường” – hai vật tượng trưng cho giới tính nam và nữ (được làm bằng gỗ và sơn màu đỏ) thờ trong miếu Trò. Tiếp đến, cụ trao cho đôi nam nữ đã được chọn từ trước. 

Các cụ cao niên làm lễ trong Lễ hội “Linh tinh tình phộc”

Rồi đèn, nến trong và ngoài miếu đều tắt. Cụ chủ tế hô “linh tinh tình phộc”. Hai nhân vật chính (nam cởi trần đóng khố cầm nõ, nữ mặc váy đeo yếm đào cầm nường) làm các thao tác tượng trưng hoạt động tính giao. Nếu 3 lần đâm trúng là mùa màng tươi tốt, bội thu. Nếu hai lần là được mùa. Một lần là làm ăn kém…

Cặp vợ chồng được chọn để làm lễ Mật

Trong đêm tối, chủ tế nghe tiếng “cạch” đủ ba tiếng là đèn lại sáng. Phút ấy gọi là phút “thiêng”, “dập” chiêng trống để mừng và kính báo với thần linh, thiên địa biết “lễ mật” đã thành công. 

Tục “tháo khoán” độc đáo

Xưa kia, sau 3 câu khẩu lệnh “linh tinh tình phộc”, cụ Thủ từ sẽ hô to “tháo khoán”. Mọi người hò reo, các đôi trai gái trong làng được tự do vui chơi ngoài rừng trám. 

Cô nào mang thai trong dịp đó là lễ “hèm” của làng đã thành công. Nó đem lại điều may mắn cả năm cho gia đình và toàn phường. Những đứa trẻ được sinh ra trong đêm “linh tinh tình phộc” được dân làng vui mừng chấp nhận. Vì họ cho rằng, những đứa trẻ đó sẽ đem lại sự phồn thực cho cả làng.

Người dân thụ lộc sau giờ Tháo khoán trong lễ “Linh tinh tình phộc”

Ngày nay, tục “tháo khoán” không còn, chỉ còn hò reo vui vẻ. Nhưng tín ngưỡng phồn thực và hoạt động tính giao vẫn được tôn vinh, chứa đựng ý niệm và nguyện ước về sự phát triển phồn vinh của cư dân nông nghiệp.

Đông đảo người dân tham gia lễ hội Trò Trám

Lễ “Rước lúa thần”

Sau lễ Mật, sáng ngày 12 tháng Giêng lễ “Rước lúa thần” cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Những bông lúa thu hoạch từ vụ trước thờ trong miếu được lấy ra và rước đến đền Xa Lộc thờ vị tướng Phùng Lân Hổ thời Trần. Rồi tiếp tục được rước chung quanh làng.

Trong khi rước lúa trên đường làng, các trò diễn vẫn tiếp tục thực hiện tại miếu Trò để tạo không khí lễ hội.

Lễ cúng thập bái thực hiện cuối cùng tại miếu Trò để kết thúc lễ hội. 

Nụ cười tươi rạng rỡ của người dân tham gia lễ hội Trò Trám

Hội trình nghề “tứ dân chi nghiệp”

Phần sau cùng của Trò Trám là hội trình nghề “tứ dân chi nghiệp” (sĩ, nông, công, thương) hay còn gọi là trò “Bách nghệ khôi hài”. Nói là “tứ dân” nhưng thực ra có rất nhiều nghề. Họ diễn trò tại sân miếu rồi kéo ra các đường làng.

Ở Trò Trám không có những trò đề cao tài trí, đề cao tinh thần thượng võ… Nơi đây chỉ có những trò (và những lời ca) vui nhộn, thậm chí rất tục, mang tính hài hước, mua vui, rất gần với sinh hoạt đời thường. Bởi vậy, những trò này còn được gọi là trò “nhây nhả”.

Diễn trò “Bách nghệ khôi hài”

Truyền thuyết cho rằng “tứ dân chi nghiệp” xuất hiện từ lâu nhằm tiến cúng tổ Hùng Vương và thần Tản Viên đã có công lao dạy cho dân Lạc Việt các nghề nông và thủ công từ thuở dựng nước. Để tỏ lòng biết ơn, hàng năm, dân mở hội trình với thần linh các nghề nghiệp của làng, cầu mong được phù hộ.

Các hoạt động trong lễ hội Trò Trám

Lễ hội Trò Trám đã đón nhận Bằng Di sản văn hóa vi phật thể Quốc gia năm 2017. Lễ hội là điểm nhấn quan trọng góp phần tôn vinh, quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống vùng Đất Tổ với du khách thập phương.

Lễ hội Trò Trám: Lễ hội duy nhất mang đậm màu sắc phồn thực
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung