Phong cảnh đẹp chùa Phước Điền – chùa Hang – núi Sam Châu Đốc An Giang

Vùng đất An Giang từ lâu đã được mệnh danh là vùng đất linh thiêng với nhiều ngôi chùa lớn và nổi tiếng tọa lạc trên các đỉnh núi. Chùa Hang hay có tên gọi là chùa Phước Điền (Phước Điền Tự) là một trong những ngôi chùa sở hữu nhiều nét đẹp cổ kính và trang nghiêm tại “xứ xở thốt nốt” mà khi du lịch An Giang bạn không nên bỏ qua.

Nội dung chính

1. Địa chỉ Chùa Hang An Giang (Phước Điền Tự)

Chùa Hang hay chùa Phước Điền nằm trên triền Núi Sam nổi tiếng của tỉnh An Giang. Đây là một ngọn núi nhỏ cao khoảng 284m. Thuộc phường Núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Núi Sam rất nổi tiếng bởi vẻ đẹp thiên nhiên với hơn 200 ngôi chùa, miếu, am tập trung tại đây. Các địa điểm tâm linh này nằm rải rác từ chân núi men theo đến triền núi. Vì thế, khi khám phá Núi Sam bạn cũng sẽ được tham quan các ngôi chùa, miếu, am khác tọa lạc trên núi.

Chùa nằm trên triền núi Sam

Đường đi chùa Hang

Chùa Hang là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của Núi Sam. Cùng với miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, chùa Tây An và lăng Thoại Ngọc Hầu. Chùa Hang là một trong 4 địa điểm của Núi Sam được nhà nước công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia. Chùa Hang – Phước Điền Tự nằm cách chùa Tây An khoảng 1km và cách mặt đất khoảng 300m.

Đường đi chùa Hang trên Google Map

Cổng vào chùa Hang (Chùa Phước Điền)

2. Sự tích về chùa Hang Châu Đốc

Chùa Hang vốn dĩ là tên gọi dân gian từ xa xưa, còn tên chữ của chùa là Phước Điền (Phước Điền Tự).

Tại sao lại gọi là chùa Hang? Bởi vì bên cạnh chùa có một cái hang rất lớn. Tương truyền vào thế kỷ XIX (TK 19), có một người phụ nữ do gặp phải cảnh đời ngang trái nên đã quy y cửa Phật tại chùa Tây An, lấy pháp danh là Diệu Thiện.

Chùa Hang mang vẻ đẹp cổ kính và trầm mặc bên lừng chừng núi Sam

Tuy nhiên, sư cô Diệu Thiện thấy chùa Tây An có đông người lui tới, trong khi bà thì lại thích sự tĩnh lặng, vắng người. Do đó bà đã đi về phía Tây của Núi Sam để tìm cho mình một nơi yên tĩnh hơn. Khi đến vị trí của chùa Hang hiện tại, bà thấy có một cái hang sâu, xung quanh là cây cối um tùm rậm rạp, ít người qua lại.

Ban đầu, ngôi chùa chỉ là một chiếc am nhỏ bằng tre lợp vách lá đơn sơ. Năm 1885, do cảm mến đức độ của sư nữ Diệu Thiện, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) ở Châu Đốcnhân dân ở vùng các xung quanh đã tự quyên góp tiền của, xây dựng tu bổ lại chùa. Xây nền lát gạch tàu, kèo rui gỗ thao lao, cột gỗ căm xe, lợp ngói móc, …

Đến năm 1937, Hòa thượng Thích Huệ Thiện (1904 – 1990) đã trùng tu chùa và nâng cấp chùa lần thứ 2. Từ đó đến nay, ngôi chùa cũng nhiều lần được tu bổ và sửa chữa trang trọng.

Không gian thanh tịnh, linh thiêng

3. Truyền thuyết về thanh xà bạch xà tu ở chùa Hang Châu Đốc

Theo truyền thuyết kể lại rằng, cạnh cái am nơi sư cô tu hành có 1 cái hang động tối, không có ai lui tới. Đó là nơi sinh sống của 2 con mãng xà cực kỳ hung tợn. Tuy nhiên, từ khi bà đến và dựng am ở cạnh hang, 2 con mãng xà này trở nên hiền lành hẳn. Hàng ngày chúng đều ăn chay và nghe bà niệm kinh. Sau một thời gian thì 2 con mãng xà đã trở thành kẻ trông nom chốn tu hành của bà Thơ trước mọi thú dữ. Bà đặt tên cho chúng là Thanh Xà và Bạch Xà.

Hai bức tượng rắn lớn Thanh Xà và Bạch Xà gắn liền với truyền thuyết

Không biết rằng câu chuyện ấy là có thật hay không. Nhưng kể từ khi bà qua đời, người đời cũng không thấy 2 con mãng xà đó nữa. Tuy nhiên thì người dân vẫn truyền tai nhau câu chuyện ấy vì ý nghĩa nhân văn cao đẹp của nó. Câu chuyện giống như lời răn dạy đời sau về việc trừng phạt kẻ ác và cứu vớt người lành.

Bức tranh làng quê thanh bình

3. Kiến trúc chùa Hang Châu Đốc- Phước Điền Tự

Cảnh quan bên ngoài

Chùa Hang Châu Đốc có vị trí nằm trên núi cách mặt đất khoảng 300m. Khi xưa, đường lên núi rất dốc vì sườn Tây núi Sam hầu như dựng đứng và rất khó đi. Tuy nhiên, hiện nay lối lên chùa đã được xây dựng những bậc thang bằng đá lên tận nơi để thuận tiện cho du khách. Đi lên chùa Hang bằng những bậc thang đá trắng, du khách còn có thể chậm rãi mà ngắm nghía, thăm thú cảnh rừng núi Sam. Một màu xanh ngút mắt cả chiều rộng và bề sâu với một bầu không khí trong lành và mát mẻ. Nhìn ra xa là những cánh đồng lúa bát ngát, những dòng sông cắt ngang uốn lượn rất đẹp mắt.

Một màu xanh ngút mắt

Kiến trúc bên trong Chùa

Ngôi chùa gồm hai công trình chính đó là: hai ngôi bảo tháp và chánh điện.

Khi vừa lên tới chùa du khách sẽ bị thu hút bởi hai ngôi bảo tháp cao và có dáng đứng hiên ngang. Màu sắc nổi bật với những đường nét chạm trổ tỉ mỉ và dụng công rất tinh tế. Hai tòa bảo tháp cũng chính là nơi thờ tự hai vị sư có công lớn nhất trong việc hình thành chùa Hang Châu Đốc là bà Thợ và nhà sư Thích Huệ Thiện.

Bảo tháp phía dưới là nơi thờ sư Thích Huệ Thiện. Tòa tháp phía trên là nơi thờ nữ pháp sư Diệu Thiện tức bà Thợ. Chùa còn có công trình mà nhân dân dành để tưởng nhớ vị Phán Thông, người đã có công quyên góp tiền bạc tu dựng chùa lần đầu tiên sau khi bà Diệu Thiện qua đời.

Kiến trúc độc đáo của chùa Hang

Phần chánh điện của chùa Hang Châu Đốc không quá lớn nhưng rất khang trang. Được trang hoàng với những bức phù điêu nghệ thuật ấn tượng. Chính điện là nơi thờ Phật Thích ca cùng một số các vị thần. Nổi bật phía trước chùa có cây phướn chiều cao lên tới 20 m cùng những bức tượng linh vật trắng muốt. Trong khuôn viên chùa có am thờ tượng Phật Di Lặc. Phía trước hoa viên có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và bốn vị hộ pháp đứng nhìn về phía dưới chân núi.

Không gian xanh mướt cùng những pho tượng Phật được đặc khắp khuôn viên

4. Vẻ đẹp tuyệt cảnh của Chùa Hang

Nằm trên triền núi Sam, chùa Hang An Giang mang đến cho du khách tham quan một trải nghiệm cảnh quan vô cùng tuyệt vời. Một khung cảnh rất hữu tình nhưng cũng không kém phần linh thiêng.

Chùa Hang Phước Điền được bao bọc bởi rừng cây xanh thẳm trên núi non hùng vĩ. Nhiều loài cây đến mùa bung nở tô điểm cả một vùng, mang lại bức tranh nên thơ cho ngôi chùa cổ kính. Chùa Hang hơn 100 tuổi này có tầm nhìn vô cùng thoáng đãng. Không gia tôn nghiêm, yên tĩnh và thiên nhiên xanh mát.

Đường lên chùa Hang – Phước Điền Tự

Để tham quan và lễ phật tại chùa, bạn phải đi lên những bậc thang được xây bằng khối đá, dốc khá cao, hơi đứng nhưng rất dễ đi và cũng không xa lắm. Đoạn đường này đủ để bạn đi một hơi, rồi dùng lại. Hít thở không khí trong lành. Ngắm nhìn cảnh chùa cao vời vợi từ phía sau đoạn đường lên giúp bạn như quên đi hết sự mệt mỏi.

Bậc thang dẫn lên chùa

Chiêm ngưỡng các pho tượng nhiều ý nghĩa về lịch sử chùa Hang

Bên trong chùa Hang có am thờ tượng Phật Di Lặc, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và 4 vị hộ pháp đứng nhìn về phía chân núi Sam.

Tượng các vị hộ pháp đứng nhìn về phía chân núi

Trước chùa có 2 ngôi bảo tháp màu sắc sặc sỡ, hài hòa, được chạm khắc công phu, đứng uy nghi ở trên triền núi. Hai tòa bảo tháp ấy cũng chính là nơi thờ tự 2 vị sư có công lớn nhất trong việc hình thành chùa Hang Châu Đốc đó là bà Thợ và nhà sư Thích Huệ Thiện.

Tượng Phật trong vách núi

Phần chánh Điện

Phần chánh điện của chùa Hang An Giang không quá lớn nhưng rất uy nghiêm. Được trang hoàng lộng lẫy với những bức phù điêu nghệ thuật ấn tượng. Phía chính điện là nơi thờ đức Phật Thích ca cùng một số các vị thần. Nổi bật ngay phía trước chùa có cây phướn với chiều cao lên đến 20 m cùng những bức tượng linh vật trắng muốt.

Tượng Phật trong chánh điện

Phía dưới thềm chùa là 2 pho tượng sư tử bằng xi măng khá sinh động. Bên trái chùa là Tây lang, bên phải là Đông lang đã được xây dựng mới lại. Đi qua chính điện đến khuôn viên chùa, bạn sẽ thấy được một am nhỏ nằm trong hang động. Nơi hình thành cái tên chùa Hang như hiện tại.

Nét hoài cổ trầm tư

Nét độc đáo của ngôi chùa không chỉ ở kiến trúc hoài cổ trầm tư mà còn ở thế đứng. Chùa được chia thành nhiều tầng dọc theo lối cầu lộ thiên bên cạnh núi với những vách đá dựng đứng, hiểm trở. Chùa được xây dựng theo vách đá đó như bức phù điêu khổng lồ được chạm khắc tỉ mỉ.

Đến đây, bạn sẽ được check in khung cảnh thanh tịnh. Chùa nằm trên một quả đồi nhỏ bao quanh là những cánh đồng lúa bát ngát. Những sườn núi cheo leo. Phóng nhìn tầm mắt toàn cảnh nông thôn Nam Bộ rất yên bình và cuốn hút.

Chùa Hang mang vẻ đẹp cổ kính và trầm mặc

5. Nên đi chùa Hang Châu Đốc vào thời gian nào

Bạn có thể đi chùa Hang vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, nếu sắp xếp được lịch trình bạn nên đến viếng chùa Hang vào buổi sáng sớm. Đến chùa vào thời điểm này bạn có thể đón ánh bình mình trên triền núi Sam. Ngoài ra, đây còn là thời điểm để bạn cảm nhận được mùi trầm hương thơm ngát cùng âm vang của những tiếng đọc kinh buổi sớm. Chắc chắn đây sẽ là một trải nghiệm khó quên của bạn khi đến với chùa Hang đấy.

Nên đến chùa Hang vào sáng sớm, khung cảnh tuyệt đẹp

Mặc dù đã trải qua thăng trầm của thời gian. Chùa Hang ở An Giang vẫn không hề mất đi những vẻ đẹp xưa cũ. Vậy nên, nếu bạn đang “mê đắm” lối kiến trúc cổ kính của những ngôi chùa tại vùng Bảy Núi An Giang thì đừng bỏ qua ngôi chùa Hang này nhé.

Phong cảnh đẹp chùa Phước Điền – chùa Hang – núi Sam Châu Đốc An Giang
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung