Thênh thang nhẹ bước ngôi chùa cổ kính ngàn năm tuổi Bổ Đà

Chùa Bổ Đà vốn là một ngôi chùa lâu đời và khá cổ kính ở Bắc Giang. Ngôi chùa ngàn năm này vẫn luôn được ca ngợi là một trong ba ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất qua câu ca dao “Thứ nhất là chùa Đức La, thứ nhì chùa Bổ, thứ ba chùa Tràng”. Ngày nay, ngôi chùa này vẫn luôn được gìn giữ và là một trong những trung tâm Phật Giáo lớn nhất của dòng Thiền phái Trúc Lâm.

Nội dung chính

1. Chùa Bổ Đà ở đâu

Chùa Bổ Đà, còn được gọi là chùa Bổ, chùa Tam Giáo, chùa có tên chữ là Tứ Ân tự. Chùa tọa lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng (Bổ Đà sơn), bờ tả dòng sông Cầu, thuộc địa phận thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Chùa Bổ Đà nằm cách trung tâm thị trấn Bích Động của huyện Việt Yên (tỉnh Bắc Giang) khoảng 10 km về phía Tây.

Từ Hà Nội, để đi đến chùa Bổ Đà, du khách có thể di chuyển theo cung đường qua cầu Chương Dương hướng Gia Lâm, di chuyển theo cao tốc Hà Nội – Bắc Giang. Đi đến địa phận Thị trấn Nếnh, Ninh Khánh Bắc Giang, bạn rẽ vào đường Vành đai 4. Di chuyển vào khoảng hơn 6 km nữa là đến chùa.

Toàn cảnh chùa Bổ Đà nhìn từ trên cao

2. Truyền thuyết về chùa Bổ Đà

Câu chuyện truyền thuyết về sự ra đời của chùa Bổ Đà mang nhiều huyền bí. Tương truyền, vào khoảng thế kỷ thứ XI, dưới chân núi có một gia đình tiều phu tuy nghèo nhưng rất tốt bụng, chăm chỉ hiền lành, dân trong làng ai cũng quý mến. Hiềm một nỗi đã ngoài 40 tuổi mà họ vẫn chưa có con.

Một hôm người chồng vác búa cắp dìu lên núi kiếm củi bỗng gặp một gốc cây thông già, mỗi nhát bổ ông lại niệm: “Quan thế âm Phật”. Sau đó được 32 đồng tiền ở gốc cây, tự lấy làm lạ bèn đến vị cao tăng hỏi thì cao tăng bảo rằng: “Đức phật quan âm có 32 điều ứng”. Người tiều phu khấn cầu rằng: “Nhược bằng đức Phật quan âm phù hộ cho tôi sinh con trai, tôi xin dựng chùa thờ”.

Sự ra đời của chùa Bổ Đà mang nhiều huyền bí

Quả nhiên sau đó người tiều phu có con trai thực, rồi dành dụm được ít tiền bèn dựng một ngôi chùa ngay gốc cây thông già, lợp gianh và tô một pho tượng Quan âm Tống Tử để hương khói phụng thờ. Sau dần dần nhiều người qua lại lễ bái, cầu việc gì cũng đều biến ứng, bèn trở nên nơi danh lam thắng cảnh, vì thế gọi tên là chùa ông Bổ. Vì là chùa thờ vị Phật Đà (Bụt Đà, có nguồn gốc từ chữ Buddha) đã ứng hiện giúp ông tiều phu (ông bổ củi) nên gọi là chùa Bổ Đà.

Cũng có cách giải thích khác rằng, Bổ Đàcách gọi chệch từ Phổ Đàcó nguồn gốc từ chữ Phật Đà. Đây là nơi đức Quán Âm Bồ Tát ứng hiện cứu đời nên còn được gọi là chùa Quán Âm. Sau này,chùa bao gồm cả chùa Tứ Ân, nên nó còn có tên Tứ Ân Tự (tên gọi của chùa chính được gọi cho cả quần thể chùa bao gồm chùa Tứ Ân tự, chùa Quán Âm, chùa Cao…).

Chùa Bổ Đà

3. Lịch sử hình thành chùa Bổ Bắc Giang

Theo cứ liệu lịch sử thì chùa Bổ Đà có từ thời Lý thế kỷ XI và được xây dựng quy mô vào khoảng thế kỷ XVIII thời vua Lê Dụ Tông.

Tương truyền rằng có vị quan tên là Phạm Kim Hưng thời vua Lê Dụ Tông. Quê ở làng Bình Vọng, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Tây (nay thuộc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội).

Sau khi từ quan về quê lập nghiệp đã vân du đến vùng đất Bổ Đà này. Sau một thời gian nghe các cao tăng giảng đạo, ông đắc đạo và đã đem tất cả bổng lộc có được trong thời kỳ làm quan đem ra để trùng tu, mở mang di tích này. Và chọn đây là nơi đào tạo các tăng đồ của thiền phái Lâm Tế.

Toàn cảnh vườn tháp Chùa Bổ Đà

Năm 2016, chùa Bổ Đà đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt và bộ kinh phật khắc trên gỗ thị lưu giữ trong chùa được đánh giá là cổ nhất của dòng thiền Lâm Tế…

4. Kiến trúc chùa Bổ Đà Bắc Giang

Là nơi thờ Phật nhưng di tích chùa Bổ Đà, Việt Yên Bắc Giang cũng là nơi tu tập của các tăng, ni Thiền phái Lâm Tế qua nhiều thế kỷ. Vật liệu xây dựng chùa sử dụng gạch nung, ngói, tiểu sành, tường bao được làm bằng đất rất độc đáo. Các bức tường, cổng và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối chình tường.

Vườn tháp chùa Bổ Đà

Hiện nay khu di tích chùa Bổ Đà gồm rất nhiều hạng mục lớn nhỏ trong đó có bốn hạng mục chính gồm chùa cổ Bổ Đà sơn, Tứ Ân Tự, am Tam Đức, vườn tháp và ao miếu. Ngoài ra trên núi Bổ Đà còn có đền thờ Thạch tướng quân (tức Thạch Tướng Đại Vương – người có công giúp vua Hùng thứ 16 chống giặc ngoại xâm).

5. Những địa điểm nên ghé tham quan chùa Bổ Đà Bắc Giang

Chùa Tứ Ân

Được thiết kế theo lối kiến trúc khá đặc biệt, chùa Tứ Ân theo kiểu “nội thông ngoại bế” với 16 khối kiến trúc liên hoàn nối thông nhau. Tất cả đã tạo thành hệ thống các tòa ngang dãy dọc, mang một vẻ u tịchthanh vắng.

Chùa được xây dựng vào thời vua Lê Dụ Tông (thế kỷ 18) và được trùng tu tôn tạo vào thời Nguyễn (thế kỷ XIX-XX) và những năm gần đây.

Khu vườn chùa trồng các loại cây ăn quả truyền thống

Vườn Tháp

Khu vườn tháp tăng của chùa nằm nghiêng theo độ cao của núi Bổ Đà trên diện tích gần 8.000 m², là nơi tàng lưu xá lị, tro cốt nhục thân của các vị hòa thượng dòng thiền Lâm Tế.

Các ngôi tháp đều được xây bằng gạch và đá bằng kỹ thuật truyền thống bắt mạch vôi mật mía

Với khoảng 100 ngôi tháp, vườn tháp chùa Bổ Đà được đánh giá là đẹp và lớn nhất trong số những ngôi cổ tự ở Việt Nam. Đây là nơi yên nghỉ của hơn 1.000 vị cao tăng đã từng tu hành tại chùa qua các thời kỳ lịch sử. Mỗi cây tháp an táng từ 4-26 thi hài; đa số tháp trong vườn là tháp 3-4 tầng với độ cao 3-5 mét, những ngôi tháp sư tổ còn cao rộng hơn nữa.

Tất cả các tháp đều có cửa dạng cuốn vòm nhìn về hướng Đông Bắc

Các ngôi tháp mộ xếp hàng hàng, lớp lớp, được xây dựng theo quy định riêng và rất chặt chẽ của thiền môn.

Các ngôi tháp mộ xếp hàng hàng, lớp lớp

6. Những giá trị văn hóa của chùa Bổ Đà

Chùa Bổ Đànơi bảo lưu hơn 40 pho tượng Phật quý. Trong đó phần lớn là tượng Phật cổ thời Lê (thế kỷ XVIII) và thời Nguyễn (thế kỷ XIX). Không những vậy còn có những pho tượng bài trí theo tín ngưỡng thờ Nho Giáo, Đạo Giáo và tín ngưỡng dân gian bản địa.

Bên cạnh đó, chùa còn lưu giữ một kho tàng di sản Hán Nôm trên nhiều loại hình. Đặc biệt còn có Bộ ván kinh Phật. Đây là một trong những Bộ kinh khắc gỗ cổ nhất Việt Nam. Với hơn 2000 mộc bản và có ý nghĩa to lớn cho việc nghiên cứu khoa học.

Vườn tháp chùa Bổ Đà

Với những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc, chùa Bổ Đà ngày càng thu hút đông đảo tăng ni phật tử và du khách bốn phương vào dịp đầu năm và cuối năm. Năm 2017, chùa Bổ Đà được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt, gần đây nhất, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành quyết định công nhận điểm du lịch Chùa Bổ Đà.

Thênh thang nhẹ bước ngôi chùa cổ kính ngàn năm tuổi Bổ Đà
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung