Ghé thăm chùa Phúc Lâm với kiến trúc độc đáo

Phúc Lâm Tự là tên chữ của chùa làng Tam Tảo, thuộc xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Chùa nằm ở phía tây làng Tam Tảo. Đây cũng là trung tâm sinh hoạt tín người của bà con quanh vùng.

Nội dung chính

1. Đôi nét về chùa Phúc Lâm

Phúc Lâm Tự là một ngôi chùa cổ được xây dựng vào đầu thế kỷ 18, hoa văn kiến trúc thời Nguyễn. Chùa hình chữ sơn, hai bên có hai dãy tả vu và hữu vu mỗi bên 5 gian. Sau chùa là nhà tổ 5 gian. Chùa gồm 7 gian 2 dĩ, các cột được làm bằng gỗ lim rất vững chắc. Các đầu đao của chùa được chạm trổ tinh xảo hình tứ linh, tứ qúy… Bên trong còn lưu giữ nhiều cổ vật quý như tượng tam thế, bia đá, đôi nghê đá…

Chùa Phúc Lâm

Trong khuôn viên chùa còn vườn tháp, cây đa cổ thụ, cổng tam quan. Trong vườn chùa còn có giếng rất đẹp.

Trong vườn chùa có giếng rất đẹp

Trước chùa còn có ngôi đền hàng nghìn năm tuổi. Chùa được trùng tu năm 2009, nhưng vẫn giữ được nét cổ xưa. Chùa Phúc Lâm là một trong những ngôi chùa có quy mô rộng lớn của xã Phú Lâm, có 8 mái 8 đao chiếu góc.

2. Kiến trúc độc đáo của chùa Phúc Lâm 

Chùa Phúc Lâm có hình chữ Sơn, tám mái, tám đao chiếu góc. Hai bên có hai dãy tả vu và hữu vu, mỗi dãy 5 gian. Sau chùa là nhà Tổ 4 gian.

Ngôi tiền đường gồm 7 gian, 2 dĩ. Các cột và bộ khung mái được làm bằng gỗ lim chắc chắn. Các đầu đao mái được trạm trổ tinh xảo hình tứ linh, tứ quý… trong chùa còn lưu giữ nhiều cổ vật quý như tượng Tam thế, bia đá, đôi nghê đá… Phía trước cửa chùa là cây hương cũng bằng đá, chưa xác định niên đại.

Cổng Tam môn chùa Phúc Lâm với ba chữ “Phúc Lâm tự”

Ngoài các hạng mục chính, chùa còn có cổng Tam quan với ba chữ Hán lớn: “Phúc Lâm Tự” dáng nét cổ kính, cùng lầu Quan âm, vườn tháp… Trước tòa Tiền đường và nằm phía trái sân chùa, có một bức cuốn thư đắp nổi ba chữ Hán “Giáo Sĩ đường”.

Kiến trúc độc đáo của chùa Phúc Lâm

Đối diện với bức cuốn thư, phía bên kia sân chùa (cũng là bên phải Tiền đường) và một đầu gối vào tòa Tiền đường, là tòa Giáo đường.

Bức cuốn thư trước Giáo đường

Trong khuôn viên chùa còn vườn tháp, cây đa cổ thụ, cổng tam quan. Trong vườn chùa còn có giếng rất đẹp. Trước chùa còn có ngôi Đền hàng nghìn năm tuổi, chùa được trùng tu năm 2009, nhưng vẫn giữ được nét cổ xưa. Chùa Phúc lâm là một trong những ngôi chùa có quy mô lớn của xã Phú Lâm.

Chùa Phúc lâm là một trong những ngôi chùa có quy mô lớn của xã Phú Lâm

3. Truyền thuyết về chùa Phúc Lâm

Truyện xưa kể rằng, Đào Đạt, Đào Minh là hai vị tướng có công giúp vua Thục An Dương Vương đánh giặc phương Bắc.

Khi thành Cổ Loa thất thủ, hai vị tướng lui về trang Tam Tảo ẩn dật và mở lớp dạy học. Tòa Giáo đường hiện tại được nhân dân làng Tam Tảo xây trên chính nền đất cũ, nơi có căn nhà mở lớp học và cũng chính là nơi haị tướng của Thục An Dương Vương sinh sống những năm cuối đời rồi mất ở đây, để tưởng nhớ công lao những người vừa có công đánh giặc giữ nước, vừa có công giáo hóa đối với dân làng Tam Tảo.

Chùa được trùng tu năm 2009 nhưng vẫn giữ được nét cổ xưa

Sau khi Đào Đạt, Đào Minh mất, dân làng xây một cái nghè năm gian nhỏ cạnh chùa, đời đời hương khói.

Như vậy, rất có thể nghè thờ Đào Đạt, Đào Minh được xây ngay sau khi nước Âu Lạc của vua Thục An Dương Vương thất thủ (khoảng năm 208 hoặc 179 trước Công nguyên).

Nếu tính đến nay, cũng đã có ngót hai nghìn năm tuổi. Cứ liệu này cũng có thêm cơ sở để đoán định thời điểm chùa Phúc Lâm được khởi dựng.

Khuôn viên trong chùa Phúc Lâm

Năm 2016, chùa Phúc Lâm (Phúc Lâm tự) được Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh công nhận và cấp bằng di tích Lịch sử – Văn hóa cấp tỉnh.

Tuy nhiên, ngoài chùa thờ Phật, nghè thờ hai vị danh tướng của Thục An Dương Vương, ở Tam Tảo còn hai di tích lịch sử – văn hóa khác mà “tuổi đời” cũng chẳng kém gì chùa, đó là đền Phụ Quốc và đình Tam Tảo.

Cây hương đá là một trong số ít hiện vật còn sót lại

4. Lễ hội ở làng Tam Tảo – Chùa Phúc Lâm

Hàng năm, ở Tam Tảo có nhiều ngày hội lớn, trong đó, sớm nhất và lớn nhất là lễ hội ngày mùng 10 tháng 2 âm lịch, kỷ niệm ngày sinh ông bà Phụ Quốc. Còn lễ hội ngày 1 và ngày 10 tháng Tư âm lịch, là ngày kỵ nhật của hai ông bà Phụ Quốc.

Riêng lễ hội mùng 10 tháng 2 có tổ chức rước long đình, kiệu bát cống, bát bửu, lọng, cờ xí… từ đình Tam Tảo ra nghè – chùa Tam Tảo rồi rước về đền Phụ Quốc và ngược lại.

Đoàn rước có năm kéo dài hàng km với hàng nghìn người tham gia. Hết vòng rước là tổ chức hát xướng, hát Quan họ, thi dệt vải, múa rối nước và các trò chơi dân gian khác…

Nghi thức rước kiệu trong lễ hội

Chùa Phúc Lâm là một ngôi chùa cổ có lịch sử cách đây 215 năm vào thời Tây Sơn. Trải qua thăng trầm lịch sử, nhất là 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, chùa bị phá hoàn toàn. Đến khi hòa bình, chùa được nhân dân Phật tử xây dựng lại nho nhỏ để thờ Phật. Đây là một nơi hoạt động cách mạng chủ chốt. Không những thế chùa còn được nhận nhiều bằng khen trong phòng chống thiên tai, bão, lũ lụt…. và công tác Phật sự.

Ghé thăm chùa Phúc Lâm với kiến trúc độc đáo
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung