Thăm chùa Bút Tháp, tìm hiểu điều độc đáo chỉ có ở ngôi chùa này

Chùa Bút Tháp, tên chữ là Ninh Phúc tự, được biết đến là một trong những danh lam cổ tự đẹp nhất ở vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, vẫn bảo tồn được tương đối nguyên vẹn cho đến ngày nay. Ngôi chùa tọa lạc trên khu đất cao, rộng, bằng phẳng, nằm kề bên bờ nam Sông Đuống, thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về kiệt tác của lịch sử này nhé!

Nội dung chính

1. Chùa Bút Tháp ở đâu

Chùa nằm ở bên đê hữu ngạn sông Đuống, thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa có tượng Bồ tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.

Toàn cảnh Chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp, tên chữ là Ninh Phúc tự. Được biết đến là một trong những danh lam cổ tự đẹp nhất ở vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Chùa vẫn bảo tồn được tương đối nguyên vẹn cho đến ngày nay. Chùa cách thủ đô Hà Nội khoảng gần 30km và chùa Dâu 3km.

Chùa Bút Tháp

2. Lịch sử hình thành chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp do Lý Đạo Tái trụ trì

Những trang sử đầu tiên ghi nhận việc xây dựng chùa bắt đầu từ đời Trần Nhân Tông. Nhưng chỉ có “Nhất gian nhị trái” gọi là “Ninh Phúc Tự”. Lý Đạo Tái đỗ trạng nguyên năm 1274. Do chán ghét cảnh đời, đến năm 1297, ông xuất gia lấy pháp danh là Huyền Quang. Ông về đây trụ trì, xây dựng chùa có quy mô lớn. Tương truyền ông đã xây dựng ngọn tháp hình hoa sen 9 tầng. Nhưng nay tháp đã không còn.

Chùa Bút Tháp là một ngôi chùa cổ kính

Tổ thứ nhất là sư Chuyết Chuyết

Đầu thế kỷ XVII, sư Chuyết Chuyết, một vị hòa thượng tinh thông tam giáo, khi về Bút Tháp tu hành đã từng thiết kế nhiều chùa chiền trong nước. Nay tham khảo kiến trúc Phật Giáo Trung Hoa để kiến trúc chùa Bút Tháp.

Do công đức ấy, sư Chuyết Chuyết được tôn là tổ thứ nhấtđặt xá lị trên Tháp Báo Nghiêm. Học trò của sư là hòa thượng Minh Hạnh để nối tiếp trí thầy hoàn thành công việc mở mang chùa năm 1647. Và trước đó năm 1640, chúa Trịnh Tráng đồng ý cho trùng tu và xây dựng mới ngôi chùa theo kiến trúc “nội công ngoại quốc”.

Hành lang hai bên chùa

Năm 1876, vua Tự Đức đặt tên chùaBút Tháp. Nhưng trên đỉnh vẫn ghi là Tháp Bảo Nghiêm. Chùa được trùng tu vào các năm 1739, 1903, 1915, 1921. Và gần đây vào năm 1992-1996.

Tháp chuông Chùa Bút Tháp

3. Cảnh quan và kiến trúc chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp được xây theo kiểu nội công ngoại quốc

Xây dựng từ thế kỷ 14 với diện tích khoảng 10.000m2. Chùa Bút Tháp có kiến trúc độc đáo, bố cục hài hòa với môi trường thiên nhiênrất sinh động.

Chùa ảnh hưởng theo kiến trúc “Nội công ngoại quốc”

Cũng như nhiều ngôi chùa cổ phía Bắc, chùa Bút Tháp được xây theo kiểu nội công ngoại quốc. Với các công trình kiến trúc được bố trí cân xứng, chặt chẽ ở khu vực trung tâm. Công trình ngoài cùng là tam quan, có kiến trúc tương đối giản dị.

Tòa Tiền Đường
Nội thất Tòa Tiền Đường

Tiếp đó là gác chuông 2 tầng 8 mái. Sau gác chuông là 7 tòa nhà nối tiếp nhau: Tiền Đường, Thiên Hương, Thượng điện, Tích Thiện Am, nhà Trung, Phủ thờ, Hậu đường. Với tổng chiều dài hơn 100m.

Tòa Thiên Hương nối tòa Tiền Đường với tòa Thượng Điện
Bên trong tòa Thiên Hương, phía trước là tòa Thượng Điện
Mặt sau tòa Thượng Điện

Mỗi một công trình kiến trúc ở chùa là một tác phẩm nghệ thuật khéo léo. Với các họa tiết trang trí được làm bằng các chất liệu phong phú và đa dạng như đá, gỗ, gạch. Trong đó, ấn tượng nhấttòa Tích Thiện Am. Một tòa nhà ba gian hai chái, chính giữa có hai tầng gác nhô cao với các đầu đao uốn cong.

Tòa Tích Thiện Am, Chùa Bút Tháp
Tòa Tích Thiện Am (phải), Thiền viện (trái) và Tháp Báo Nghiêm (phía trước)

Cửu phẩm liên hoa

Bên trong tòa Tích Thiện am đặt Cửu phẩm liên hoa. Đây là một cối kinh bát giác cao 7,8m với 9 tầng. 8 mặt tượng trưng cho 9 kiếp tu hành của Đức Thích Ca và 8 phương của đạo Phật. Các mặt của Cửu phẩm liên hoa được chạm những bức phù điêu. Chúng thể hiện các câu chuyện và điển tích của đạo Phật với ý nghĩa khuyến thiện trừ ác. Mỗi vòng quay của tháp ứng với 3.542.400 câu niệm phật. Dù được làm từ mấy thế kỷ trước, tòa Cửu phẩm vẫn có thể quay được và không hề phát ra tiếng kêu.

Bàn thờ Phật tổ trong Thượng Điện

Trong chùa còn lưu giữ được rất nhiều cổ vật và tượng Phật giáo. Như tượng các vị Bồ Tát, tượng Hộ Pháp, tượng các vị La Hán…

Bàn thờ Phật Quan Âm trong Thượng Điện

Pho tượng Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt

Nổi bật và được xem là độc nhất vô nhị ở Việt Nam là pho tượng Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt. Đây là một kiệt tác hàng đầu về nghệ thuật tạc tượng làm nổi bật triết lý nhà Phật. Tượng cao 3,7m, ngang 2,1m, có 11 đầu, 46 tay lớn và hơn 900 tay nhỏ, dài ngắn khác nhau. Mỗi bàn tay lại có một con mắt đen láy. Nhịp điệu mỗi cánh tay cũng khác nhau. Cả nghìn tay nghìn mắt. Nhìn tổng thể như những vòng hào quang tỏa ra.

Tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay

4. Điều độc đáo chỉ có ở chùa Bút Tháp

Điều đặc biệt, độc đáo của ngôi chùa mà không đâu trên đất nước ta có được, đó chính là ngọn bảo tháp bằng đá cao lớn, uy nghiêm, vươn lên trời xanh. Nó có tên là tháp Báo Nghiêm. Tháp nổi bật hẳn giữa vùng đồng bằng rộng lớn

Tháp Báo Nghiêm giống như cây bút khổng lồ

Tháp Báo Nghiêm giống như cây bút khổng lồ, vươn thẳng tới trời cao thanh vắng. Tháp cao 13,05m. Có 5 tầng với một phần đỉnh xây bằng đá xanh. 5 góc của 5 tầng có 5 quả chuông nhỏ. Xung quanh tháp được trang trí hoa văn sinh động và độc đáo. 

Tháp Báo Nghiêm là nơi đặt xá lị thiền sư Minh Hạnh

Lòng tháp có một khoang tròn đường kính 2,29m. Tầng dưới cùng của tháp này có 13 bức chạm đá, chủ yếu là hình các con thú. Tháp thể hiện tài ghép đá và nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của người thợ Việt Nam xưa. Lùi về phía sau có tháp Tôn Đức cao 11m. Nơi đặt xá lị thiền sư Minh Hạnh, vị tổ thứ hai của chùa. 

Tháp Báo Nghiêm

Tháp được xây dựng từ giữa thế kỷ 17

Bốn mặt tháp đều bít kín bằng đá. Mới đây, trong lòng tháp, người ta vừa tìm thấy được 2 cuốn sách đồng cổ, viết/ khắc kinh Phật. Mấy thế kỷ đã trôi qua, song những gì còn lại ở chùa Bút Tháp cho thấy đây là một trong những trung tâm Phật giáo có ảnh hưởng lớn tại vùng Kinh Bắc xưa. Là một trong số ít những ngôi chùa còn giữ được khá nguyên vẹn khối kiến trúc, đồ thờ, tượng thờ cổ của nước ta.

Tương truyền vào năm 1876, khi vua Tự Đức qua chùa, thấy có một cây tháp hình dáng khổng lồ liền gọi tên là Bút Tháp. Và ngôi chùa mang tên Bút Tháp từ đó.

Ngôi chùa cổ kính rêu phong

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, chùa Bút Tháp luôn được bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo ngày càng đẹp hơn. Nó trở thành một trong những điểm thăm quan – Du lịch tâm linh nổi tiếng ở vùng Bắc Ninh – Kinh Bắc. Hội chùa Bút Tháp được diễn ra trong niềm vui náo nức và lòng sùng kính của khách thập phương mỗi khi đến với chùa.

Thăm chùa Bút Tháp, tìm hiểu điều độc đáo chỉ có ở ngôi chùa này
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung