Hội Gióng Sóc Sơn tưởng nhớ Thánh Gióng

Là một trong những lễ hội được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, lễ hội Thánh Gióng là một trong những hoạt động biểu trưng cho tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đây là lễ hội truyền thống được tổ chức để tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam – người có công đánh thắng giặc n, mở đầu trang sử vàng son chống ngoại xâm.

Nội dung chính

1. Truyền thuyết Thánh Gióng

Hội Gióng ở đền Sóc gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng. Khôi ngô, tuấn tú nhưng lên 3 mà vẫn chưa biết nói, biết cười, suốt ngày cậu chỉ nằm trong thúng treo trên gióng tre, vì thế được đặt tên là Gióng.

Vậy mà khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà Vua tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, rồi xung phong ra trận cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan quân giặc, ngài về núi Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời.

Tượng đài Thánh Gióng ở Sóc Sơn

Từ đó, ngài Gióng được thiêng hóa thành một vị Thánh bất tử bảo hộ mùa màng, hòa bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân. Để tưởng nhớ công ơn của ngài, người dân lập đền, thờ phụng và mở hội hàng năm với tên gọi là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc.

Đó là một trong những lễ hội lớn nhất vùng châu thổ Bắc Bộ, tổ chức theo một nghi thức được quy định chặt chẽ, chuẩn bị hết sức công phu, với sự tham gia đông đảo của dân làng quanh khu vực hai đền.

2. Thời gian diễn ra Hội đền Gióng Sóc Sơn

Hội đền Gióng được tổ chức tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) bắt đầu từ ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội kéo dài trong 3 ngày liên tiếp với các nghi lễ truyền thống: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.

Theo truyền thuyết xưa, nơi đây chính là điểm dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời.

Lễ hội đền Sóc

3. Hội Gióng Sóc Sơn

Lễ hội Thánh Gióng thường được chia làm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ bao gồm rước lễ và dâng hương. Phần hội sẽ tiến hành rước ngựa sắt và tre.

Tương truyền đền Sóc là nơi Thánh Gióng đặt bước chân cuối cùng khi bay về trời. Hội Gióng ở đền Sóc diễn ra trong 3 ngày, từ mùng 6 đến 8 tháng Giêng hằng năm. Việc chuẩn bị vật tế lễ cũng hết sức công phu, nhất là việc đan voi (theo truyền thuyết thì đoàn quân tham gia đánh giặc cùng Thánh Gióng có cả đàn voi chở lương thực đi theo) và làm giò hoa tre (tượng trưng cho gậy tre của Thánh Gióng sau khi đánh giặc), nên phải tiến hành từ nhiều tuần lễ trước Lễ hội.

Màn múa lân khai hội đền Sóc

Trước ngày diễn ra lễ hội sẽ có 7 thông làng đại diện cho 7 xã dâng lễ vật lên thờ Thánh Gióng với mong muốn cầu bình an, phước lành cho người dân. Lễ hội ở đền Sóc có đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.

Đông đảo khách thập phương tham gia Lễ hội

Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương. Đúng nửa đêm có lễ khai quang – tắm cho pho tượng Thánh Gióng. Ngày chính hội là mùng 6, là ngày thánh hoá theo truyền thuyết.

Lễ rước ngà voi

Nghi lễ rước kiệu “tướng bà”

Đặc biệt, trong lễ hội Gióng ở đền Sóc còn có nghi lễ rước kiệu “tướng bà” và lễ dâng hoa tre. “Tướng bà” được chọn là bé gái từ 7 đến 9 tuổi chăm ngoan, học giỏi có đạo đức tốt và sinh ra trong một gia đình gia giáo truyền thống.

Tướng bà trong lễ rước kiệu

Theo quan niệm của người Sóc Sơn, gia đình nào có con cháu được ngồi kiệu làm “tướng bà” là vinh hạnh cả dòng tộc. “Tướng bà” được 12 thanh niên trên 18 khiêng trên kiệu bảo vệ. Bên cạnh đó, “Tướng bà” chỉ vẫy tay và mỉm cười với dân làng, không được phép nói chuyện để đảm bảo linh thiêng.

Lễ dâng hoa tre

Tiếp đến là nghi lễ dâng hoa tre. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu.

Hoa tre được phát cho người dân cầu may

Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Nghi lễ chém tướng giặc được tái hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ân là Thạch Linh (đá thành tinh).

Mua lộc hoa tre

Ngoài ra, trong lễ hội còn có các trò chơi dân gian như chọi gà, hát chèo, hát ca trù.

Lễ hội Thánh Gióng là một trong những lễ hội biểu trưng cho tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Sự hấp dẫn của Hội Gióng trước hết phải kể đến ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, truyền thống võ công, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc. Đến tham dự lễ hội này, du khách sẽ được hòa mình vào không khí náo nhiệt và chiêm ngưỡng cá hoạt động văn hóa đặc sắc không phải nơi đâu cũng có.

Hội Gióng Sóc Sơn tưởng nhớ Thánh Gióng
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung