Lễ hội Cổ Loa với giá trị văn hóa mang vẻ đẹp và sức mạnh trường tồn

Lễ hội Cổ Loa ở Hà Nội không chỉ là dịp để nhân dân tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng đã có công dựng và giữ nước mà còn là lễ hội văn hóa đặc sắc với nhiều hoạt động vui chơi thú vị cho mọi người thư giãn sau một năm làm việc vất vả. Du xuân đầu năm mới, bạn đừng bỏ qua Lễ hội này.

Nội dung chính

1. Thời gian diễn ra lễ hội Cổ Loa

Lễ hội Cổ Loa được tổ chức từ ngày mùng 6 đến 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm ở xã Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Lễ hội Cổ Loa diễn ra nhằm tưởng nhớ và tôn vinh Đức vua An Dương Vương là người đã được vua Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi với công lao đặt tên nước Âu Lạc và xây dựng thành Cổ Loa.

Bên cạnh đó, lễ hội Cổ Loa còn nhằm giáo dục truyền thống có ý nghĩa sâu sắc trong nhân dân với đạo lý Uống nước nhớ nguồn; đồng thời bảo tồn, duy trì và phát huy hoạt động văn hóa truyền thống.

Lễ hội Cổ Loa

Đây là lễ hội đầu xuân lớn nhất trong năm ở Đông Anh và dịp để nhân dân trong vùng vui xuân, cũng như tưởng nhớ công ơn của những bậc hiền nhân đã có công dựng và giữ nước.

Vì vậy theo những kinh nghiệm khi đi Hà Nội, nếu có cơ hội đến thủ đô sau Tết, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội tham gia lễ hội đặc sắc này.

2. Nét văn hóa đặc sắc của lễ hội Cổ Loa

Lễ hội Cổ Loa có sự tham gia của Bát xã gồm Cổ Loa, Ngoại Sát, Văn Thượng, Mạch Tràng, Cầu Sả, Đài Bi, Thư Cưu, Sẵn Giã. Ngoài ra, tham gia vào lễ hội còn có làng Hà Vĩ – một làng gốc ở Cổ Loa nhưng phải dời đến Hà Vĩ ở cuối sông để nhường đất cho vua Thục xây thành và được Bát xã tôn làm anh Cả.

Rước kiệu lên sân Rồng Thượng để dâng lễ Đức vua An Dương Vương

Phần Lễ

Công tác chuẩn bị cho lễ hội bắt đầu vào sáng mùng 6, khi đó làng sẽ tổ chức lễ rước văn tế từ nhà vị tiên chỉ đến đền để tế thần.

Theo thông lệ, văn tế soạn thảo phải được đặt lên giá và khi 12 ông trưởng xóm đến đầy đủ sẽ bắt đầu sửa lễ. Mở đầu là hình ảnh 5 lá cờ ngũ hành, tiếp theo đến phường bát âm giá văn tế và nối tiếp có quan viên trong làng cùng các vị kỳ mục theo sau.

Bên ngoài sân đền, cờ đuôi, cờ hội cắm thẳng hàng từ đầu xóm vào tận sân đền với giữa sân là cột cờ lớn và phía trên phấp phới phới lá cờ đại. Sát cửa đền là đôi ngựa bạch, ngựa hồng đầy đủ yên cương sặc sỡ ở hai bên. Phía ngoài là bát bưu và đồ lễ bộ, còn khoảng giữa sân gồm kiệu của 12 xóm.

Đám rước với cờ quạt nghi trượng kiệu phường bát âm và màu cờ sắc áo lễ phục rực rỡ

Vì đây là một trong những lễ hội lớn ở Hà Nội nên phần nghi thức được chuẩn bị rất công phu. Trước cửa đền là hương án lớn bày đủ bộ ngũ sự bằng đồng, các lễ vật và hộp kính đựng đôi hia màu vàng.

Ngoài ra còn có một hương án nhỏ, phía trên bày chiếc đỉnh, đôi hạc đồng, chiếc nỏ sơn son thếp vàng, một thanh kiếm và bó tên. Sau tiếng trống lệnh, Bát xã theo thứ tự tiến vào cung vua, đầu tiên là làng Hà Vĩ và theo sau là hội đồng Bát xã Loa thành lần lượt tiến lễ bằng oản phẩm dâng Vua.

Các đoàn rước chuẩn bị từ sáng sớm

Cuộc tế lễ kéo dài tới quá giờ Ngọ, trong lúc kỳ mục, quan viên làm lễ tế trước bàn thờ thì dân chúng quỳ làm lễ ở nội tự. Một số kỳ mục sẽ được cử ra tiến hành đại diện cho xóm làng để cầu nguyện nhà vua phù hộ cuộc sống yên bình và thịnh vượng.

Phần nghi lễ mở đầu này còn mang tính tưởng niệm thiêng liêng đối với An Dương Vương – người có công lớn trong quá trình dựng và giữ nước thời tiền sử.

Sau khi tế lễ xong ở đền Thượng, vào buổi chiều sẽ diễn ra nghi thức lễ rước, mỗi xã tham gia phải chuẩn bị hai kiệu là kiệu bát cống rước vua và kiệu Minh đính rước bài vị Cao lỗ. Riêng ở Cổ Loa phải có thêm kiệu Thất phượng để rước Bà chúa Mị Châu.

Kiệu Mỵ Châu được rước từ đình Cổ Loa sang đền Thượng từ chiều mồng 5

Đối với việc chuẩn bị chung của làng xã, cần tuyển chọn trước đó khoảng 120 nam thanh niên để khiêng kiệu hay làm thành 36 đôi rước đi hầu quân cờ, đồng thời có thêm một số nữ cầm cờ trong đám rước.

Trong buổi lễ rước, Cổ Loa sẽ sắp cho mỗi đoàn rước năm khuôn bỏng Chủ đặt lên kiệu rước về với thứ tự cuộc rước gồm cờ quạt, long đình, bát bửu, tự khí, phường bát âm và quan viên bưng theo khí giới của nhà vua.

Các nghi thức linh thiêng và tục Rước Bát Xã Loa Thành

Cuộc tuần hành diễn ra trong vài giờ, từ sân đền Cổ Loa rước quanh hồ bán nguyệt một vòng trước đền Thượng rồi ra đến đầu làng rồi giải tán và làng nào về làng ấy.

Tham gia lễ hội Cổ Loa, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng cả một vùng Cổ Loa nhộn nhịp tiếng bước chân, tiếng trống chiêng và tiếng cười nói của dân làng, vô cùng đông vui và náo nhiệt.

Cả một vùng Cổ Loa nhộn nhịp

Ngoài phần lễ tổ chức theo truyền thống cổ truyền gồm lễ dâng hươnglễ rước của Bát xá.

Phần Hội

Trong lễ hội Cổ Loa còn có phần hội với nhiều trò chơi đa dạng kéo dài đến rằm tháng Giêng. Phần hội thì kéo dài tới rằm tháng giêng bằng nhiều trò vui. Tối ở đình làng có đốt pháo hoa, hát ca trù, hát tuồng. Ban ngày, các cụ ông chơi bài, đánh cờ. Các cụ bà đi lễ đình lễ chùa. Thanh thiếu niên nam nữ có trò chơi: đánh đu, đấu vật, kéo co, leo dây, bắn cung nỏ, cờ người, thổi cơm thi, chọi gà, đánh đáo mẹt… Ban ngày, các cụ bà sẽ đi lễ đình lễ chùa, các cụ ông chơi bài và đánh cờ.

Hát quan họ trước Đền Thượng

Bên cạnh đó, lễ hội còn có thêm nhiều trò chơi mới lạ khác như cầu lông, đá bóng, bóng chuyền… Đặc biệt, vào buổi tối ở đình làng sẽ diễn ra hoạt động đốt pháo hoa, hát tuồng, hát ca trù, múa rối…

Trong những ngày hội Cổ Loa thu hút đông đảo nhân dân quanh vùng và khách thập phương đến tham gia, trải nghiệm ngày đầu năm.

Du khách thập phương trẩy hội Cổ Loa
Chơi cờ người
Đánh đu
Sới vật

Trong những ngày hội Cổ Loa, nhân dân quanh vùng cùng khách thập phương đến xem thật đông. Đây là dịp vui xuân có ý nghĩa.

Lễ hội đầu xuân lớn nhất trong năm ở Đông Anh

Tham dự lễ hội Cổ Loa, chúng ta không chỉ chiêm ngưỡng những hình bóng truyền thuyết xưa mà còn đến với giá trị văn hóa mang vẻ đẹp và sức mạnh trường tồn. Với mỗi người dân Cổ Loa, lễ hội như một cái tết để mọi người thư giãn, lấy lại tinh thần trước khi bước vào một chu kỳ làm việc mới. Cuộc sống hôm nay dẫu có nhiều lo toan vất vả nhưng bằng nỗ lực của mỗi người mỗi làng trong Bát xã, một lễ hội cổ truyền vẫn được lo toan chu tất. Tất cả đều hướng về một điều thiện, một tấm lòng thành kính đối với tổ tiên sinh thành.

Lễ hội Cổ Loa với giá trị văn hóa mang vẻ đẹp và sức mạnh trường tồn
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung