Đầu xuân trảy hội chùa Hương Tích – “Hoan Châu đệ nhất danh thắng”

Là một lễ hội thường niên đầu dịp xuân đến, du khách khắp mọi miền đất nước lại nô nức về trẩy hội Chùa Hương – Thiên Lộc – Can Lộc. Lễ hội Chùa Hương Tích là một nét đẹp văn hoá truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân xứ Nghệ nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng.

Nội dung chính

1. Lễ hội hùa Hương Tích tổ chức khi nào, ở đâu

Đã thành thông lệ, hàng năm cứ đến ngày 10 tháng Giêng (âm lịch), tại xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, du khách và bà con nơi đây lại nô nức trẩy hội Chùa Hương Tích.

Chùa Hương Tích toạ lạc trên đỉnh núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc huyện Can Lộc. Theo truyền thuyết, chùa là nơi thờ công chúa Diệu Thiện con vua Trang Vương nước Sở, (khá giống với truyền thuyết chùa Hương Hà Tây).

Chùa Hương Tích

2. Đôi nét về chùa Hương Tích

Chùa Hương Tích hay còn gọi là Hương Tích Cổ Tự có nghĩa là Chùa Thơm. Chùa nằm ở độ cao 650 m so với mặt nước biển, tọa lạc trên lưng chừng đỉnh Hương Tích, một trong những đỉnh núi đẹp nhất trong số 99 đỉnh núi Hồng – thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Chùa Hương Tích xây dựng thời gian nào

Căn cứ vào một số tư liệu cổ còn để lại, các nhà nghiên cứu cho rằng chùa Hương Hà Tĩnh có từ thế kỷ XIII dưới thời nhà Trần.

Chùa được xây dựng vào đời Trần, được mệnh danh là “Hoan Châu đệ nhất danh lam”, được xếp vào hàng 21 thắng cảnh nổi tiếng nhất của nước Nam xưa. Các cứ liệu lịch sử còn cho thấy, chùa Hương Hà Tĩnh có từ thế kỷ thứ mười ba, là chùa gốc của chùa Hương Hà Nội, có trước chùa Hương Hà Nội hàng trăm năm.

Cảnh quan chùa Hương Tích

Truyền thuyết chùa Hương Tích

Theo truyền thuyết, Chùa Hương Tích là nơi thờ Công chúa Diệu Thiện, con của Vua Trang Vương nước Sở, đi tu hóa Phật. Trên thực tế, Hương Tích là một quần thể di tích văn hóa – tôn giáo cổ truyền, gồm: chùa, am, tháp, đền, miếu, thờ Phật, thờ thần, thờ tín ngưỡng nông nghiệp, thờ mẫu và gắn liền với nhiều huyền thoại, truyền thuyết. Đến với Chùa Hương, du khách không chỉ đến một chốn tâm linh huyền bí mà còn được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, sơn thủy hữu tình.

Lối đi lên chùa Hương Tích từ phía ga cáp treo

Lịch sử chùa Hương Tích

Tương truyền vào thế kỷ 13 thì chùa được xây dựng. Năm 1885, chùa bị một trận hỏa hoạn lớn thiêu rụi. Năm 1901, Tổng đốc An – Tĩnh là Đào Tấn tiến hành quyên góp tiền trùng tu và xây dựng lại chùa. Năm 1936 Vua Bảo Đại cho người chạm khắc chùa Hương Tích vào Anh Đỉnh – Một trong 9 đỉnh đồng lớn đặt ở Đại Nội Huế. Năm 1990, Bộ Văn hóa – Thông tin Việt Nam đã công nhận chùa Hương Tích là di tích văn hóa – thắng cảnh cấp quốc gia. Năm 2003, chùa được trùng tu. Năm 2006, chùa được đại trùng tu.

Không gian chùa Hương Tích thoáng đãng, sạch sẽ

3. Lễ hội chùa Hương Tích

Nếu như động Hương Tích ở Hà Tây được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhất động” thì phong cảnh chùa Hương ở Hà Tĩnh được người xưa phong tặng“Hoan Châu đệ nhất danh thắng”.

Chùa Hương ở Hà Tĩnh đã trở thành điểm đến tâm linh của người dân các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh… cùng nhiều du khách thập phương khác. Quanh năm suốt tháng, chùa được đón du khách đạo hữu lên dâng hương, vãn cảnh. Vào mùa lễ hội (tháng giêng, tháng hai âm lịch) và mùa lễ vu lan (tháng bảy âm lịch), có hàng vạn du khách trẩy hội về ngôi chùa linh thiêng này.

Khai hội chùa Hương tích

Trước ngày hội chính, từ ngày mùng 4 đến 9 Tết mỗi ngày có hàng nghìn lượt người từ khắp các địa phương và việt kiều về chùa Hương Tích để hành hương vãn cảnh, trẩy hội, dâng hương, hoa, dâng lễ cầu nguyện cho một năm mới quốc thái, dân an, gia đình an lành, làm ăn gặp nhiều may mắn.

Đánh trống khai hội chùa Hương

Du khách ngoài hành hương vãn cảnh, trẩy hội, còn được tham dự rất nhiều hoạt động văn hoá thú vị, có ý nghĩa như: kéo co, vật, bóng chuyền, giao lưu văn hoá văn nghệ với địa phương… Và đặc biệt, du khách được tham quan triển lãm những hiện vật cổ vừa được khai quật từ di tích nền Trang Vương.

Lễ khai hội thu hút đông đảo người dân tham gia trẩy hội

Trước đây, hội chùa Hương diễn ra vào ngày 18 tháng 02 âm lịch nhưng những năm gần đây, hội bắt đầu từ ngày 06 tháng 01 âm lịch và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch với nhiều nghi lễ, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và trò chơi dân gian đặc sắc đậm chất truyền thống như: Lễ dâng hương, Lễ khai hội, hội thi đấu vật, kéo co, chọi gà… Lễ hội Chùa Hương hàng năm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh tới thắp hương, vãn cảnh.

Sau lễ khai hội diễn ra các trò chơi dân gian
Các trò chơi dân gian sau lễ hội

Lễ hội chùa Hương Tích Hà Tĩnh là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng truyền thống của người dân bản địa nói riêng và của Phật tử gần xa trên cả nước nói chung. Đây là dịp để du khách trải nghiệm các hoạt động văn hóa dân gian của người Việt xưa.

Đầu xuân trảy hội chùa Hương Tích – “Hoan Châu đệ nhất danh thắng”
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung