Tìm hiểu về Lễ hội rước sắc phong vua Hàm Nghi

Cứ tới ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch, hàng ngàn người dân thập phương lại về xã Phú Gia (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) tham dự Lễ hội rước Sắc phong Vua Hàm Nghi. Đây là nét đẹp văn hóa của người dân phố núi Hương Khê, được tổ chức một năm một lần. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lễ hội này nhé!

Nội dung chính

1. Thời gian tổ chức lễ hội rước sắc phong vua Hàm Nghi 

Trước đây, Lễ hội diễn ra hai năm một lần, từ năm 2010 trở đi, Lễ hội diễn ra một năm một lần vào sáng ngày 07 tháng giêng âm lịch tại xã Phú Gia – nơi vào năm Ất Dậu 1885 – Vua Hàm Nghi hạ Chiếu Cần vương, đắp lũy, xây thành Sơn Phòng, chiêu binh, tuyển tướng bảo vệ dinh lũy; đánh chặn giặc từ Tuyên Hóa – Quảng Bình ra và trấn an Quân đội, phòng đánh giặc từ Bắc ải tấn vào.

Lễ hội rước Sắc phong vua Hàm Nghi

2. Nguồn gốc của lễ hội rước sắc phong vua Hàm Nghi

Các cụ cố đạo ở đây kể lại rằng, sau khi vua từ bỏ ngai vàng, từ biệt Mẫu Hậu cùng với quân thần yêu nước bôn tẩu ra Hà Tĩnh, đến xã Phú Gia. Vua cùng đoàn ngự bôn với vị chủ tướng Tôn Thất Thuyết hoạt động ở đây được 3 tháng 10 ngày, ra hịch Cần Vương cứu nước, đã tổ chức phá kho thóc của Nhật Tổng Chu Lễ phát cho dân. 

Đoàn rước tại lễ hội

Trước sự tấn công quyết liệt của giặc Pháp, vua buộc phải rời khỏi thành Sơn Phòng. Lúc rời thành, Vua sai Tôn Thất Thuyết vào tạ lễ cho đền Đức Thánh Mẫu hai con voi bằng vàng nặng 0,54kg, ban hai đạo sắc (mang tên: Đức Thánh Mẫu Trầm Lâm kiêm lục quốc thanh nghi anh linh thượng thượng, đẳng tối linh thiên thần. Đô thống chế hung thắng Đại vương người trấn ải biên cương), các thanh bảo kiếm, áo Hoàng bào của Vua, nghê vàng, lục lạc bằng đồng đen. 

Hiện nay, các ẩn tích đó vẫn được lưu giữ nguyên vẹn tại nhà các cố đạo và quần thể khu lịch sử Thành Sơn Phòng Hàm Nghi, đền Công Đồng Hội Sở, đền Đức Thánh Mẫu Trầm Lâm tại xã Phú Gia, đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử Quốc Gia và đầu tư trùng tu, xây dựng lại.

Voi bằng vàng, nghê bằng đồng, các thanh bảo kiếm…là những báu vật của Vua Hàm Nghi

3. Ý nghĩa của Lễ hội rước sắc phong vua Hàm Nghi

Lễ hội rước sắc phong vua Hàm Nghi (còn gọi lễ hội Hàm Nghi – Sơn Phòng) nhằm tỏ lòng biết ơn, tri ân sâu sắc tới những công lao to lớn của vua Hàm Nghi và còn có ý nghĩa khác là cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu.

Lễ hội được tổ chức nhằm tỏ lòng biết ơn, tri ân sâu sắc tới những công lao to lớn của vua Hàm Nghi

4. Lễ hội được tổ chức tại đâu

Lễ rước sắc phong vua Hàm Nghi được tổ chức trang trọng ở cả 3 ngôi đềnđền thờ Đức Thánh Mẫu Trầm Lâm (còn gọi là đền Trầm Lâm), đền thờ vua Hàm Nghiđền Công Đồng.

Đây là ba di tích tâm linh quan trọng đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử quốc gia gắn liền với công trạng của vua Hàm Nghi đắp lũy, xây thành, chiêu binh, tuyển tướng bảo vệ dinh lũy; đánh chặn giặc.

Quang cảnh thôn Hòa Nhượng, xã Phú Gia trong ngày lễ hội

Theo sử sách còn ghi lại, sau khi kinh đô Huế bị thất thủ, năm 1885, vua Hàm Nghi tiến quân ra huyện Hương Khê, Hà Tĩnh đắp lũy, xây thành Sơn Phòng; chiêu binh, tuyển tướng bảo vệ dinh lũy. Tại đây, vua đã viết chiếu Cần Vương kêu gọi toàn dân đánh giặc Pháp.

Tại lễ rước, Ban tổ chức đã bàn giao báu vật của Vua Hàm Nghi (gồm voi bằng vàng, nghê bằng đồng, các thanh bảo kiếm, lục lạc bằng đồng đen, 39 đạo sắc phong do các triều vua ban tặng…) cho gia đình có uy tín thay nhau gìn giữ ở thôn Hòa Nhượng, xã Phú Gia.

Hàng ngàn người dân cũng tham dự Lễ hội rước Sắc phong vua Hàm Nghi

5. Lễ hội rước sắc phong vua Hàm Nghi

Những báu vật Vua Hàm Nghi được người dân Phú Gia lưu giữ. Cứ đến ngày 07 tháng giêng các báu vật của Vua Hàm Nghi đều được rước từ nhà cố đạo cũ tới nhà cố đạo mới để lưu giữ, bảo quản

Trước khi được rước tới nhà cố đạo mới phải rước qua đền Công Đồng Hội Sở, thành Sơn Phòng thờ vua Hàm Nghi để làm lễ. Rước qua đền Đức Thánh Mẫu Trầm Lâm để cúng vái tạ ơn người với hàm ý để rước sắc phong vua nhân dịp đầu năm mới, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, hai vụ chiêm mùa ruộng đồng bội thu. 

Bảo vật quý nhà vua ban tặng được người dân cất giữ cẩn thận trong chiếc hộp nhỏ

Người giữ báu vật của nhà Vua được xét tuyển qua Lễ Hạ Nguyên vào tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) trên nhiều mặt từ đạo đức, năng lực thờ phụng, kiến thức văn hóa dân tộc, khi xin keo trước Bàn thờ Vua phải được quẻ.

Lễ hội thu hút được hàng ngàn người dân tham gia

Lễ hội đã thu hút hàng ngàn người dân tham gia. Hai bên lề đường nơi đoàn rước đi qua nhiều người dân đã tự nguyện trình bày trầu cau, rượu, bánh kẹo và thắp hương để nghênh đón, mời những người đi trong đoàn thưởng thức lộc đầu xuân. Đó là một nét văn hóa độc đảo đã ăn sâu vào tâm thức của người dân nơi đây.

Tìm hiểu về Lễ hội rước sắc phong vua Hàm Nghi
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung