Độc đáo Lễ hội Cầu Ngư lớn nhất Cố đô Huế

Lễ hội Cầu Ngư là một trong những lễ hội Việt Nam nổi tiếng đồng thời cũng là lễ hội lớn nhất ở vùng miền Trung. Vào ngày đầu tháng giêng, những ngư dân tại Thừa Thiên Huế lại tất bật chuẩn bị cho lễ hội cầu ngư. Đây là nghi lễ quan trọng cầu cho sóng yên biển lặng, tôm cá đầy ghe và cuộc sống người chài lưới thêm sung túc.

Nội dung chính

1. Nơi diễn ra Lễ hội Cầu Ngư

Không chỉ nổi tiếng là điểm du lịch nghỉ dưỡng tuyệt vời của Thừa Thiên Huế, làng chài Thuận An (nay thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang) còn được biết đến với những huyền tích linh thiêng và lễ hội cầu ngư được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm.

Người dân nô nức về dự Lễ hội

Làng Thuận An nằm cách Thành phố Huế về phía Đông 12km. Nơi đây lưu giữ những tập tục, tín ngưỡng có ý nghĩa sâu đậm của nghề chài lưới truyền thống khai thác thủy, hải sản trên biển và đầm phá Tam Giang. Theo sách “Ô Châu cận lục”, làng Thuận An được thành lập đã hơn 500 năm. Trong làng vẫn còn nhiều di tích cổ như miếu thờ cá ông (cá voi), miếu thờ Thái Dương phu nhân (thờ Mẫu Chăm pa), Đài Trấn Hải thời Nguyễn…

2. Thời gian tổ chức Lễ hội Cầu Ngư

Hàng năm, đầu tháng Giêng, dân làng tổ chức lễ hội cầu ngư. Lễ hội cầu ngư được tổ chức để dân làng tưởng nhớ vị khai canh Trương Quý Công đã thành lập làng, và dạy nghề đánh cá. Nên lễ hội tổ chức đúng vào ngày mất của ông, 12 tháng Giêng âm lịch.

Theo truyền thống cứ “tam niên đáo lệ“, 3 năm một lần, thì tổ chức long trọng nhất. Lễ hội Cầu Ngư được tổ chức còn là cách mà người dân làng Thai Dương Hạ, xã Hải Dương, Thị xã Hương Trà tỏ lòng tưởng nhớ vị thành hoàng của làng Trương Quý Công (biệt danh của Trương Thiều), người gốc Thanh Hoá có công dạy cho dân nghèo đánh cá và buôn bán ghe mành.

Đua thuyền

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ mùng 10 tháng Giêng đến 12 tháng Giêng âm lịch. Cả 3 ngày dân làng tắt bếp, tổ chức ăn cơm chung (theo đơn vị thôn). 

Ngày mùng 10 thanh niên tổ chức các trò chơi thi bơi, chèo thuyền thúng, kéo dây, nhảy bao bố, nấu cơm thi… Ban đêm làng mời các đoàn hát bội, ca Huế về biểu diễn phục vụ nhân dân. 

Ngày 11, từ 5 giờ sáng bắt đầu cúng tế ở đình làng và am miếu. 

Ngày 12 làm lễ chính cầu an, tưởng niệm các vị tiền nhân tại đình làng và đua trải trên phá Tam Giang. Sau đó, khai hội diễn trò “cầu ngư” ngay trước sân đình, gồm các tiết mục như đẩy thuyền ra khơi, câu cá, bủa lưới, mua bán thủy, hải sản…

3. Phần Lễ của Lễ hội Cầu Ngư

Chương trình của Lễ hội Cầu Ngư năm nay diễn ra trong hai ngày 11 và 12 tháng Giêng – Âm lịch. Trước đó, từ chiều ngày 11, đã bắt đầu lễ Cung Nghinh Ngài thần Hoàng và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ như múa lân, biểu diễn ca Huế.

Hoạt động múa lân

Rạng sáng ngày 12 (0 giờ 30 phút), tổ chức lễ Cầu an, tất cả các chủ thuyền mặc áo dài đen, quần trắng, đầu chít khăn đỏ chỉnh tề lần lượt vào làm lễ. Trước lúc vào lễ chánh tế, các bô lão trong làng thắp hương cầu khấn đất trời phù hộ cho con em làng chài sức khỏe, ra khơi gặp sóng yên, bể lặng.

Lễ Chánh Tế bắt đầu vào lúc 3 giờ sáng cùng ngày. Một bài văn tế dâng lên các vị thần linh và tiền bối của làng, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, con em làng chài sức khỏe, đánh bắt được mùa, dân làng no ấm, mọi người hạnh phúc.

Chiếc thuyền tượng trưng xuất hành ra khơi đầu năm

Lễ Cầu Ngư không chỉ là cầu ở đình làng mà hầu như các nhà trong làng đều đặt bàn hương bày đồ lễ cúng để cầu một năm bình an, tôm cá đầy ghe, mùa màng tươi tốt, mua may bán đắt, mưu thuận gió hòa.

4. Phần Hội của Lễ Cầu Ngư

Sau phần nghi lễ Cầu Ngư, phần hội là phần được đông đảo người dân chờ đón với nhiều màn biểu diễn diễn tái hiện sinh hoạt văn hóa của ngư dân vùng biển, diễn tả những cảnh hoạt động nghề biển trên cạn, dưới nước, cùng hội đua trên phá Tam Giang.

“Đàn cá” diễu hành

Phần hội ở đây rất đặc biệt với nhiều trò diễn hài hước, phóng khoáng nhưng tái hiện toàn bộ của sống của người dân địa phương. Tại sân đình, người dân diễn trò bủa lưới, trò quệ, giạ xúc ruốc, bủa lưới nậu lưới… Đám trẻ trong làng sẽ mặc trang phục hoá trang thành những con cá nhỏ, người lớn thì quây thành vòng tròn tượng trưng cho hình ảnh người ngư dân đánh bắt được cá, giữ và không có cá thoát ra.

Hoạt cảnh đánh bắt trong Lễ hội Cầu Ngư

Sau khi đánh bắt, “cá” được đem đi cúng Thành Hoàng, cá thì được đưa ra chợ bán. Người dân tái hiện lại cảnh những chợ cá tấp nập người mua kẻ bán, trả giá, trả tiền, chia tiền bán được xôn xao, tấp nập. Kết thúc hoạt cảnh diễn trò cầu ngư là hình ảnh những con tàu đánh bắt xa khơi của ngư dân trở về bến với cá, tôm, mực đầy khoan, báo hiệu một mùa bội thu.

Hoạt cảnh nghề biển trong Lễ hội Cầu Ngư

Dù tái hiện lại cuộc sống đời thường xong cách diễn tả lại hài hước, vui nhộn nên không khí lễ hội ở đây rất đặc biệt, khiến người xem phải bật cười. Lễ hội Cầu Ngư hầu như địa phương giáp biển nào cũng tổ chức song lễ hội tại Huế thì hài hước và đặc biệt nhất.

Những hoạt động và cách gọi tên này nếu không phải ngư dân thì bạn khó mà hiểu hết được. Thông thường, du khách thường hoà mình vào dòng người, xem đến đâu, người dân địa phương sẽ rất vui vẻ giải thích đến đó.

Lễ hội đua thuyền truyền thống

Lễ hội Cầu Ngư còn có cuộc thi đua trải sôi động, quy tụ rất nhiều tay chèo xuất sắc của vùng. Trải là những chiếc ghe có thể tháo rời các bộ phận, thường được làm bằng các loại gỗ quý hiếm và dùng nhiều kỹ thuật chuyên môn của thợ làm trải. Cuộc đua trên phá Tam Giang cũng sôi động và náo nhiệt không kém gì những trận cầu lớn.

Một cụ già gánh “hai chú cá” mới “bắt” được

Lễ hội Cầu Ngưngày hội lớn của cả cộng đồng, tràn đầy lạc quan và hy vọng. Đây là nguồn cổ vũ cho ngư dân vùng biển Thuận An có thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trong nghề sông nước, biển cả, ngày đêm đối mặt với đầu sóng ngọn gió để ngày về tôm cá đầy khoang.

Độc đáo Lễ hội Cầu Ngư lớn nhất Cố đô Huế
Chúng tôi đón chào email đăng ký từ khắp nơi và không bao giờ spam
luxstay

luxstay

Cẩm nang các địa điểm du lịch và lễ hội tại Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tour Miền Trung